Chuyến thăm A-rập Xê-út, Tuy-ni-di và An-giê-ri của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mở ra triển vọng hợp tác mới
11:06, ngày 17-04-2010
Ngày 16-4, Thứ trưởng Ngoại giao Ðoàn Xuân Hưng đã trả lời báo chí về kết quả chuyến thăm ba nước A-rập Xê-út, Tuy-ni-di và An-giê-ri của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi ý kiến.
Phóng viên: Xin đồng chí cho biết ấn tượng, ý nghĩa và những kết quả cụ thể của chuyến thăm?
Thứ trưởng Ðoàn Xuân Hưng: Ðây là chuyến thăm cấp nhà nước lần đầu của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đến A-rập Xê-út, Tuy-ni-di và là chuyến thăm thứ ba đến An-giê-ri kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với ba nước này. Chuyến thăm để lại ấn tượng sâu sắc với các thành viên trong đoàn. Các nước bạn đều đón tiếp Chủ tịch nước ta hết sức trọng thị, nồng ấm, hữu nghị, chân thành, dành cho Chủ tịch nước ta nghi lễ đón tiếp mức trang trọng nhất. Tất cả các vị lãnh đạo cao nhất của ba nước đều tham gia đón tiếp, hội đàm, hội kiến với Chủ tịch nước ta. Ðặc biệt, trong mấy chục năm làm công tác ngoại giao, tôi ít thấy có cuộc đón tiếp nào như ở An-giê-ri. Có thể nói, bạn đã dành cho Chủ tịch nước ta sự chào đón trọng thị nhất, thân tình nhất, cao nhất, vượt qua mọi nghi lễ thông thường. Tổng thống Bu-tơ-phli-ca nhiều lần gặp riêng, dành nhiều giờ đón, tiếp, trao đổi ý kiến riêng với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết như những người đồng chí, anh em thân thiết nhất. Tất cả những điều đó cho thấy lãnh đạo và nhân dân cả ba nước đều rất hoan nghênh, trông đợi chuyến thăm, coi trọng và mong muốn thúc đẩy, đưa quan hệ với Việt Nam lên tầm cao mới.
Với chuyến thăm rất thành công này, quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp của nước ta với ba nước bạn đã được củng cố và phát triển thêm đáng kể. Triển vọng hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư là rất sáng sủa và có nhiều cơ hội. Tại cả ba nước, chúng ta đều có thể đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trên lĩnh vực dầu khí, thương mại. Với A-rập Xê-út còn có thể thúc đẩy hợp tác về nông nghiệp, đầu tư, lao động, du lịch. Với Tuy-ni-di là các lĩnh vực dầu khí, thương mại và du lịch. Với An-giê-ri, ta đang triển khai tốt hợp tác khai thác dầu khí, triển vọng hợp tác về xây dựng thương mại, chuyên gia... Trong chuyến thăm, ta đã ký với ba nước 13 Hiệp định, bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác về các lĩnh vực nêu trên, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hợp tác cùng có lợi trong các năm tới. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước ta tới A-rập Xê-út, Tuy-ni-di và An-giê-ri đã thành công tốt đẹp.
Phóng viên: Xin đồng chí cho biết phương hướng và biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện những kết quả đạt được trong chuyến thăm?
Thứ trưởng Ðoàn Xuân Hưng: Ðể tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với ba nước, nhất là triển khai các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm, chúng ta cần tập trung một số hướng sau:
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là các chuyến thăm cấp cao, kết hợp ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Chúng ta sẽ tăng cường phối hợp lập trường và trao đổi ý kiến với các nước bạn trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Thứ hai, tập trung làm tốt những thỏa thuận hợp tác đã đạt được với các nước bạn, đặc biệt ưu tiên thúc đẩy hợp tác dầu khí, thương mại, nông nghiệp, du lịch... Hướng tới hợp tác quy mô lớn và lâu dài về dầu khí giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tập đoàn dầu khí Saudi Aramco, đẩy mạnh và mở rộng thăm dò khai thác dầu khí ở Tuy-ni-di và An-giê-ri. Cần tăng cường mạnh hơn nữa thương mại với cả ba nước, phấn đấu đưa kim ngạch lên gấp đôi, gấp ba trong những năm tới, kể cả việc thông qua các nước bạn đưa hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường khu vực, châu Phi, Trung Ðông và EU, cũng như làm cầu nối cho hàng hóa ba nước vào thị trường ASEAN, Ðông - Nam Á. Chúng ta cũng cần bàn các biện pháp cụ thể để triển khai hợp tác nông nghiệp với A-rập Xê-út, lĩnh vực bạn rất quan tâm, có vốn, công nghệ cao, ta có kinh nghiệm và nhiều tiềm năng. Ðặc biệt, với An-giê-ri, chúng ta có thể nghiên cứu và triển khai hợp tác trên lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở tại An-giê-ri, nơi năm năm tới bạn dành 200 tỷ USD cho lĩnh vực này và thiết tha hợp tác với các công ty xây dựng của Việt Nam. Tóm lại, chúng ta có nhiều việc để làm để thực sự đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và A-rập Xê-út, Tuy-ni-di và An-giê-ri lên tầm cao mới như nguyện vọng và mong muốn của lãnh đạo và nhân dân các nước chúng ta.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
BRIC: tăng cường hợp tác, ổn định nền kinh tế  (17/04/2010)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm chính thức Ác-hen-ti-na  (17/04/2010)
Nâng cao chất lượng công tác tham mưu tại các cơ quan Đảng Trung ương  (17/04/2010)
Chiến tranh Việt Nam, nhìn từ nước Mỹ  (17/04/2010)
Một số vấn đề đang đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ  (17/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển