Thế giới ứng phó với khủng hoảng tài chính ở Mỹ
13:13, ngày 16-09-2008
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng hàng đầu thế giới liên tiếp công bố những quyết định tín dụng hỗ trợ các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn. Ngày 14-9, FED tuyên bố nới lỏng quy định về thế chấp đối với các khoản vay khẩn cấp dành cho các hãng tài chính.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson cho rằng giải pháp này sẽ đẩy mạnh khả năng thanh toán bằng tiền mặt, hỗ trợ thị trường vận hành nhịp nhàng và giảm bớt những quan ngại trên thị trường tín dụng.
Trong một động thái liên quan, cùng ngày, các ngân hàng lớn như Bank of America, Barclays, Citibank, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Merrill Lynch, Morgan Stanley và UBS tuyên bố thành lập quỹ hỗ trợ 70 tỉ USD nhằm nới lỏng tín dụng trước nguy cơ phá sản của nhiều tập đoàn tài chính Mỹ, có thể tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính toàn cầu.
Các ''đại gia'' này cam kết ''tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau; với Bộ Tài chính Mỹ, Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED), Ủy ban chứng khoán và cơ quan Chính phủ các nước cũng như các thành phần tham gia thị trường, nhằm đảm bảo ngân hàng đang nỗ lực cung cấp thêm tiền mặt và bảo vệ thị trường vốn cũng như hệ thống ngân hàng''. Chính quyền và lãnh đạo các ngân hàng lớn cuối tuần qua đã họp khẩn cấp tại New York thảo luận khả năng cứu vãn ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ Lehman Brothers Holdings Inc đang bên bờ vực phá sản.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson cho rằng giải pháp này sẽ đẩy mạnh khả năng thanh toán bằng tiền mặt, hỗ trợ thị trường vận hành nhịp nhàng và giảm bớt những quan ngại trên thị trường tín dụng.
Trong một động thái liên quan, cùng ngày, các ngân hàng lớn như Bank of America, Barclays, Citibank, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Merrill Lynch, Morgan Stanley và UBS tuyên bố thành lập quỹ hỗ trợ 70 tỉ USD nhằm nới lỏng tín dụng trước nguy cơ phá sản của nhiều tập đoàn tài chính Mỹ, có thể tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính toàn cầu.
Các ''đại gia'' này cam kết ''tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau; với Bộ Tài chính Mỹ, Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED), Ủy ban chứng khoán và cơ quan Chính phủ các nước cũng như các thành phần tham gia thị trường, nhằm đảm bảo ngân hàng đang nỗ lực cung cấp thêm tiền mặt và bảo vệ thị trường vốn cũng như hệ thống ngân hàng''. Chính quyền và lãnh đạo các ngân hàng lớn cuối tuần qua đã họp khẩn cấp tại New York thảo luận khả năng cứu vãn ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ Lehman Brothers Holdings Inc đang bên bờ vực phá sản.
FED hy vọng việc nới lỏng các quy định về tài sản thế chấp sẽ khuyến khích các ''đại gia'' đứng ra vay tiền để mua lại Lehman Brothers nhằm tránh một vụ phá sản có thể tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính toàn cầu. Ngân hàng Barclays của Anh đã rút khỏi đàm phán. Trong năm nay, cổ phiếu của Lehman đã mất giá hơn 90% và hãng đã tuyên bố bán một số tài sản để ổn định tài chính. Giới kinh tế lo ngại rằng sự sụp đổ của ngân hàng này có thể tạo ra hiệu ứng domino, kéo theo những tác động tiêu cực và lâu dài đối với hệ thống tài chính Mỹ nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung.
Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) cũng ''thực hiện các động tác'' nhằm bảo vệ tiền gửi của các khách hàng môi giới của Lehman - những đối tượng được SEC bảo hộ theo quy định. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đã không giúp được ngân hàng 158 năm tuổi Lehman Brothers. Ngân hàng Lehman Brothers đã đệ đơn xin phá sản.
Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) cũng ''thực hiện các động tác'' nhằm bảo vệ tiền gửi của các khách hàng môi giới của Lehman - những đối tượng được SEC bảo hộ theo quy định. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đã không giúp được ngân hàng 158 năm tuổi Lehman Brothers. Ngân hàng Lehman Brothers đã đệ đơn xin phá sản.
Phản ứng trước sự kiện này, đề phòng khả năng xuất hiện một sự đổ vỡ mang tính toàn cầu sau sự kiện này, ngày 15-9, ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới thông báo đã "bơm" hàng chục tỉ USD vào thị trường tài chính, đồng thời khẳng định đang hợp tác chặt chẽ với nhau để không tạo ra cú sốc mới trên thị trường.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson khẳng định nhà chức trách Mỹ sẽ "làm tất cả để đảm bảo sự ổn định". Ngân hàng Trung ương châu Âu ngày 15-9 cũng quyết định "bơm" vào thị trường 30 tỉ euro (42,7 tỉ USD) và Ngân hàng Anh cho biết sẽ đưa vào thị trường 5 tỷ bảng Anh (9 tỉ USD), nhằm giúp các ngân hàng duy trì khả năng cho vay lẫn nhau, ngăn ngừa tình trạng "đóng băng" trên thị trường do ảnh hưởng của vụ Lehman Brothers.
Trong khi đó, nhà chức trách nhiều nước khẳng định đang giám sát chặt chẽ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính mới xuất phát từ Mỹ. Bộ Tài chính Đức cho biết ảnh hưởng của vụ sụp đổ của Lehman Brothers đối với nước này là "trong tầm kiểm soát và có thể giải quyết được."
Hội đồng châu Âu (EC) khẳng định họ tin tưởng rằng các ngân hàng quốc tế sẽ đủ khả năng hợp tác hiệu quả để đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Theo người phát ngôn EC, hiện EC và Cao ủy Liên minh châu Âu về các vấn đề kinh tế Joaquin Almunia đang theo dõi sát sao những diễn biến của tình hình.
Nhà kinh tế từng nhận giải Nobel Joseph Stgilitz cũng khẳng định vụ khủng hoảng đang gây rung chuyển thị trường tài chính thế giới hiện nay không nghiêm trọng như nguyên nhân dẫn đến vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 tại Mỹ, mở đầu thời kỳ Đại suy thoái trên thế giới.
Trong vài ngày qua, thị trường tài chính Mỹ đã liên tiếp gặp nhiều cú sốc lớn, Sau các cuộc họp khẩn cấp vào cuối tuần qua, Lehman Brothers đã quyết định nộp đơn phá sản lên Chính phủ Mỹ sau khi không thể kiếm được đối tác mua lại ngân hàng đầu tư 158 năm tuổi này.
Tập đoàn tài chính danh tiếng Merrill Lynch cũng chỉ may mắn "thoát hiểm" sau khi được Bank of America mua lại với giá 50 tỉ USD. Hiện tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG của Mỹ cũng đang nỗ lực tìm kiếm một khoản vay khổng lồ để tránh rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự.
Nhiều nhà phân tích nhận định một thời điểm bước ngoặt lịch sử đang diễn ra trong hệ thống tài chính Mỹ, khi mà có đến ba "đại gia" Lehman Brothers, Merrill Lynch và Bear Stearns phải giải cứu chỉ trong năm 2008. Theo các nhà phân tích, giai đoạn sắp tới sẽ có "ý nghĩa quan trọng đối với viễn cảnh kinh tế toàn cầu"./.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson khẳng định nhà chức trách Mỹ sẽ "làm tất cả để đảm bảo sự ổn định". Ngân hàng Trung ương châu Âu ngày 15-9 cũng quyết định "bơm" vào thị trường 30 tỉ euro (42,7 tỉ USD) và Ngân hàng Anh cho biết sẽ đưa vào thị trường 5 tỷ bảng Anh (9 tỉ USD), nhằm giúp các ngân hàng duy trì khả năng cho vay lẫn nhau, ngăn ngừa tình trạng "đóng băng" trên thị trường do ảnh hưởng của vụ Lehman Brothers.
Trong khi đó, nhà chức trách nhiều nước khẳng định đang giám sát chặt chẽ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính mới xuất phát từ Mỹ. Bộ Tài chính Đức cho biết ảnh hưởng của vụ sụp đổ của Lehman Brothers đối với nước này là "trong tầm kiểm soát và có thể giải quyết được."
Hội đồng châu Âu (EC) khẳng định họ tin tưởng rằng các ngân hàng quốc tế sẽ đủ khả năng hợp tác hiệu quả để đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Theo người phát ngôn EC, hiện EC và Cao ủy Liên minh châu Âu về các vấn đề kinh tế Joaquin Almunia đang theo dõi sát sao những diễn biến của tình hình.
Nhà kinh tế từng nhận giải Nobel Joseph Stgilitz cũng khẳng định vụ khủng hoảng đang gây rung chuyển thị trường tài chính thế giới hiện nay không nghiêm trọng như nguyên nhân dẫn đến vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 tại Mỹ, mở đầu thời kỳ Đại suy thoái trên thế giới.
Trong vài ngày qua, thị trường tài chính Mỹ đã liên tiếp gặp nhiều cú sốc lớn, Sau các cuộc họp khẩn cấp vào cuối tuần qua, Lehman Brothers đã quyết định nộp đơn phá sản lên Chính phủ Mỹ sau khi không thể kiếm được đối tác mua lại ngân hàng đầu tư 158 năm tuổi này.
Tập đoàn tài chính danh tiếng Merrill Lynch cũng chỉ may mắn "thoát hiểm" sau khi được Bank of America mua lại với giá 50 tỉ USD. Hiện tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG của Mỹ cũng đang nỗ lực tìm kiếm một khoản vay khổng lồ để tránh rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự.
Nhiều nhà phân tích nhận định một thời điểm bước ngoặt lịch sử đang diễn ra trong hệ thống tài chính Mỹ, khi mà có đến ba "đại gia" Lehman Brothers, Merrill Lynch và Bear Stearns phải giải cứu chỉ trong năm 2008. Theo các nhà phân tích, giai đoạn sắp tới sẽ có "ý nghĩa quan trọng đối với viễn cảnh kinh tế toàn cầu"./.
Vốn FDI vào trung Trung bộ liên tục tăng  (16/09/2008)
500 giảng viên được đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài  (16/09/2008)
UIP cam kết thúc đẩy vòng đàm phán Đô-ha  (16/09/2008)
Việt Nam và bang California hợp tác giáo dục đại học  (15/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên