Một số đảng cánh tả cầm quyền ở Mỹ La-tinh
Những năm gần đây, lực lượng cánh tả ở Mỹ La-tinh liên tục giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử tổng thống và lên nắm quyền lãnh đạo ở nhiều nước như: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê, Bô-li-vi-a, U-ru-guay, Ê-cu-a-đo, Ni-ca-ra-goa… đánh dấu bước phát triển quan trọng của phong trào cánh tả và những chuyển biến tích cực ở Tây bán cầu. Xin giới thiệu một số đảng cánh tả cầm quyền ở Mỹ La-tinh.
Đảng Lao động Bra-xin (PT), thành lập ngày 10-2-1980 tại Cô-lê-hi-ô Xi-ôn, với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa xã hội cổ điển. Đảng có tổ chức quần chúng rộng rãi như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn. Năm 1982, đảng PT chính thức tham gia tranh cử nhưng chỉ giành được 3,5% số phiếu cử tri ủng hộ. Tại cuộc bầu cử tổng thống Bra-xin tháng 10-2002, ứng cử viên của đảng PT, L.Lu-la đa Xin-va giành thắng lợi với 61,3% và trở thành Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Bra-xin, có nguồn gốc là công nhân. Sau khi lên nắm quyền điều hành đất nước, Chính phủ của Tổng thống Lu-la triển khai và thực hiện một loạt các chính sách xã hội vì lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động; đấu tranh xóa bỏ nghèo đói, bất công, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ. Trong chính sách đối ngoại, Bra-xin ưu tiên tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực nhất là các nước thuộc khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur). Nhờ những thành tựu trong cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo, trong cuộc bầu cử vòng hai năm 2006, Tổng thống Lu-la đa Xin-va giành thắng lợi với 60,80% số phiếu cử tri ủng hộ, tái đắc cử nhiệm kỳ hai ở quốc gia đông dân và có nền kinh tế lớn nhất Mỹ La-tinh.
Đảng Phong trào nền cộng hòa thứ năm của Vê-nê-xu-ê-la (MVR), thành lập ngày 29-4-1997. MVR là đảng cầm quyền tập hợp nhiều lực lượng chính trị, xã hội khác nhau có chung mục tiêu đấu tranh vì sự tiến bộ, công bằng xã hội và lợi ích của nhân dân Vê-nê-xu-ê-la, chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tự do mới. Tháng 12-1998, với sự ủng hộ rộng rãi của lực lượng cánh tả tiến bộ và quần chúng, ông U.Cha-vết, ứng cử viên của MVR đã giành thắng lợi và trở thành Tổng thống. Tháng 12-2006, Tổng thống U.Cha-vết tái đắc cử nhiệm kỳ 2007 – 2013 với 61% số phiếu cử tri ủng hộ và tiếp tục lãnh đạo đất nước. Gần đây, MVR tuyên bố tự giải tán để xúc tiến thành lập Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất theo đề xuất của Tổng thống U. Cha-vết và đưa đất nước tiến theo “con đường xã hội chủ nghĩa thếy kỷ XXI”.
Đảng Xã hội Chi lê (PS), thành lập ngày 19-4-1933 trên cơ sở sát nhập các tổ chức: Đảng hành động Xã hội chủ nghĩa (ARS); Đảng Hành động công chúng mới (NAP); Đảng mệnh lệnh Xã hội chủ nghĩa (OS); Đảng Xã hội chủ nghĩa mác-xít (PSM) và Đảng Xã hội thống nhất (PSU). Đảng PS theo đường lối dân chủ xã hội (là thành viên của Quốc tế Xã hội). Năm 1970, Liên minh các lực lượng cánh tả tiến bộ đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử, đưa ông Xan-va-đo A-gien-đê – lãnh tụ của Đảng Xã hội, lên làm Tổng thống. Tại cuộc bầu cử năm 2000, ứng cử viên của Liên minh các đảng vì dân chủ đã giành thắng lợi, và ông R. La-gốt là người thứ hai của Đảng Xã hội Chi-lê, trở thành Tổng thống Chi-lê. Trong cuộc bầu cử vòng hai, vào 1-2006, ứng cử viên của đảng PS trong liên minh cầm quyền, bà M.Ba-chê-lê đã thắng cử với hơn 53% số cử tri ủng hộ và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước này. Tổng thống Ba-chê-lê chủ trương thúc đẩy tiến trình dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội; giải quyết tình trạng chia rẽ và những hậu quả chính trị - xã hội do chế độ độc tài Pi-nô-chê để lại.
Mặt trận Giải phóng dân tộc Xa-đi-nô (FSLN) ở Ni-ca-ra-goa ra đời từ những năm 70 của thế kỷ trước. Năm 1979, FSLN do Chủ tịch D. Oóc-tê-ga đứng đầu, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa lật đổ chế độ độc tài Xô-mô-xa và lên nắm chính quyền. Mặc dù không giành thắng lợi trong những cuộc bầu cử tiếp theo (1960, 1996 và 2001) FSLN vẫn duy trì uy tín và ảnh hưởng lớn đối với các tầng lớp nhân dân lao động Ni-ca-ra-goa. Trong cuộc bầu cử địa phương năm 2004, FSLN giành quyền kiểm soát ở hầu hết các quận, huyện, thị xã. Trong cuộc bầu cử ngày 5-11-2006, cựu Tổng thống, Chủ tịch FSLN – ông Đ. Oóc-tê-ga đã giành thắng lợi và trở lại nắm quyền sau 16 năm. Tổng thống Đ. Oóc-tê-ga cam kết tập trung thúc đẩy các chính sách kinh tế và xã hội nhằm xóa bỏ nghèo đói, bất bình đẳng xã hội; chủ trương hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm quyền lợi cho giới đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trên tinh thần hòa giải và đoàn kết dân tộc; ưu tiên hợp tác với các nước trong khu vực, nhất là các nước thuộc khối ALBA bao gồm Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a và Ni-ca-ra-goa; tiếp tục duy trì quan hệ với Mỹ.
Đảng Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội (MAS) của ông E. Mô-ra-lết giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Bô-li-vi-a tháng 12 năm 2005. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống E.Mô-ra-lết chủ trương tiến hành cuộc cải cách chính trị xã hội sâu rộng nhằm xóa bỏ mọi nghèo đói, bất công, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ tiến bộ; tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả mọi người, nhất là với thổ dân. Bước khởi đầu của công cuộc cải cách là tiến hành quốc hữu hóa các ngành dầu khí, cải cách ruộng đất và bầu cử quốc hội lập hiến để soạn thảo hiến pháp mới với mục đích xóa bỏ tàn dư của chủ nghĩa thực dân đè nặng lên quốc gia vùng núi An-đết này suốt năm thế kỷ qua.
Nguồn: Bản tin Hội đồng Lý luận Trung ương số 61, tháng 5 năm 2007
Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh thực hiện lời Bác Hồ dạy  (14/08/2007)
Hà Giang - một nhân tố quyết định mọi thành công nằm ngay ở cơ sở  (14/08/2007)
Tiền Giang cải cách thủ tục hành chính công, tăng cường mối quan hệ giữa dân với cơ quan công quyền  (14/08/2007)
Vai trò và tác động của thuế quan khi nước ta gia nhập WTO  (14/08/2007)
Tư duy mới về giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản  (14/08/2007)
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm