Việt Nam - Niu Di-lân: Mối quan hệ đối tác lâu dài, ổn định và toàn diện
Tại nhà Quốc hội Niu Di-lân, Thủ tướng Niu Di-lân Hê-len Clác đón và hội đàm với Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết |
Sau 3 ngày ở thăm Niu Di-lân, sáng 12-9-2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Nhà nước Việt Nam đã rời Oe-linh-tơn (Wellington) lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước Niu Di-lân theo lời mời của Toàn quyền A-nan Sa-ti-a-nan (Anand Satyanand) và Thủ tướng He-len Clac (Helen Clark)
Việt Nam và Niu Di-lân thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 19-6-1975. Trong vòng 32 năm qua, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và đoàn ngoại giao. Hai nước đã ký kết nhiều Hiệp định như Hiệp định Hợp tác Kinh tế Thương mại vào ngày 18-7-1994; Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hiệp định hàng không và nhiều thỏa thuận hợp tác khác.
Các đoàn cấp cao Việt Nam đến thăm Niu Di-lân
-Thủ tướng Võ Văn Kiệt (5-1993) - Tổng Bí thư Đỗ Mười (7-1995) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (7-2004) - Thủ tướng Phan Văn Khải (5-2005) - Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (10-2006) - Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (9-2007) Các đoàn cấp cao Niu Di-lân đến thăm Việt Nam trong vòng 32 năm qua - Thủ tưởng James Bolger (11-1995) - Thủ tưởng HelenClark (6-1998 và 10-2003) - Chủ tịch Quốc hội Jonathan Hunt (4-2000) - Toàn quyền Niu Di-lân từ 24-30-11-2005 - Cơ chế tham khảo cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước được duy trì thường xuyên từ tháng 10-1996 cho đến nay đã tiến hành được 5 cuộc. |
Chuyến thăm Niu Di-lân của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là dấu ấn đặc biệt quan trọng đưa quan hệ hữu nghị đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Niu-Di-lân lên tầm cao mới.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Niu Di-lân |
Trong cuộc Hội đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Thủ tướng Niu Di-lân, Hê-len Clác, Thủ tướng Niu Di-lân đã đánh giá cao việc lần đầu tiên Chủ tịch nước Việt Nam thăm Niu Di-lân và nhấn mạnh đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước. Tại cuộc Hội đàm, hai bên đã khẳng định quyết tâm tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện “Tuyên bố về hợp tác giữa Việt Nam và Niu Di-lân” ký tháng 5-2005 để phấn đấu xây dựng quan hệ đối tác lâu dài, ổn định và toàn diện. Trên tinh thần đó, hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh hợp tác song phương trên các lĩnh vực chính trị, thương mại, đầu tư, viện trợ ODA, giáo dục - đào tạo, du lịch, lao động, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.
- Trong lĩnh vực chính trị, hai nhà lãnh đạo của hai nước nhất trí tăng cường giao lưu và trao đổi các chuyến thăm cấp các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức đoàn thể và nhân dân hai nước để không ngừng tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết, tìm ra những cơ sở hợp tác mới. Hai bên nhất trí tổ chức cuộc họp Tham khảo chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước vào đầu tháng 10-2007.
- Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên nhất trí tổ chức kỳ họp thứ 2 Ủy ban hỗn hợp kinh tế - thương mại Việt Nam - Niu Di-lân vào tháng 10-2007 tại Hà Nội, để bàn các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại song phương.
- Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Niu Di-lân nhất trí giúp đỡ Việt Nam thực hiện đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả của việc dạy và sử dụng tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam”, trong đó có việc hỗ trợ đào tạo giáo viên tiếng Anh. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác khoa học - công nghệ, đặc biệt trong những lĩnh vực Niu Di-lân có thế mạnh như công nghệ sinh học và môi trường, đồng thời nhất trí sớm xúc tiến ký bản ghi nhớ về hợp tác khoa học - công nghệ giữa hai nước. Hai bên cũng thỏa thuận sớm tổ chức cuộc họp Tham vấn Quốc phòng trong tháng 9-2007.
Trong cuộc gặp gỡ ngắn với báo chí, sau cuộc Hội đàm, Thủ tướng Hê-len Clác nhấn mạnh. Niu Di-lân coi Việt Nam là một trong những đối tác chủ chốt ở khu vực, đồng thời tái khẳng định Niu Di-lân ủng hộ Việt Nam ứng cử chức Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Hai nhà lãnh đạo cũng đã đề cập các cuộc thương lượng hướng tới Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Niu Di-lân và Ôt-xtrây-lia; tăng cường các cuộc thảo luận tiến tới ký kết hiệp định ở hai lĩnh vực khác là khoa học - công nghệ và tránh đánh thuế 2 lần.
Kết thúc chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: “Hướng đi tổng quát của quan hệ Việt Nam - Niu Di-lân trong thời gian tới là tiếp tục tăng cường hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị, sự hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực hợp tác đều phải được nâng lên, đặc biệt là về kinh tế - thương mại, đầu tư, giáo dục và đào tạo, khoa học kỹ thuật… Vẫn còn nhiều lĩnh vực đang mở ra tiềm năng trong quan hệ hai nước”.
Niu Di-lân là một đất nước tươi đẹp và mến khách. Mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Niu Di-lân, Niu Di lân - Việt Nam đang ngày càng chân thành, cởi mở, bền chặt, trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và đầy thiện chí, vì lợi ích của cả hai bên và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Trong tương lai Niu Di-lân sẽ trở thành “người bạn tuyệt vời của nhân dân Việt Nam”.
NIU DI-LÂN (New Zealand)  (13/09/2007)
Tuân thủ các nguyên tắc, quy định sinh hoạt đảng với thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát của đảng hiện nay  (13/09/2007)
Thực chất của luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”  (13/09/2007)
Về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay  (13/09/2007)
Ra mắt cuốn sách mới về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn  (13/09/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên