Liên hợp quốc kêu gọi các chính phủ giải quyết các vấn đề toàn cầu
Trong phát biểu khai mạc “Hội nghị cấp cao Khế ước toàn cầu'' (Global Compact Leaders Summit), ngày 5-7, tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các chính phủ và giới lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các chương trình hành động khẩn cấp nhằm đối phó với tình trạng khí hậu nóng lên và giải quyết những vấn đề đang là mối lo ngại chung của toàn thế giới.
Ông Ban Ki-moon cho rằng chưa bao giờ những mục tiêu và ưu tiên của cộng đồng quốc tế và giới doanh nghiệp lại trùng khớp nhau như hiện nay. Ông cho rằng cộng đồng quốc tế cần hình thành một khuôn khổ hợp tác có hiệu quả hơn, công bằng hơn và có đại diện rộng rãi hơn để đối phó với tất cả những hiện tượng sai trái đang ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và thị trường toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh rằng, “Khế ước toàn cầu'' đã qua một chặng đường thành công trong 7 năm qua. Từ chỗ chỉ có 47 công ty tham gia khi ra đời năm 2000, nay, “Khế ước toàn cầu” đã quy tụ tới 4.000 công ty và tổ chức thuộc 116 quốc gia. Số thành viên tham gia tương đối đồng đều giữa các nước phát triển và các nền kinh tế đang phát triển.
Ông Ban Ki-moon cho rằng trong thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ không thể trụ vững nếu như họ không thể hiện vai trò đi đầu của mình trong các vấn đề môi rường, xã hội và quản trị. Sự phụ thuộc lẫn nhau ấy đang làm nổi lên hai thực tế rất cơ bản. Đó là: quyền lực không thể tách rời trách nhiệm và để thị trường phát triển bền vững, mọi người trong xã hội phải có cơ hội bình đẳng để cải thiện cuộc sống của họ.
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 10-6-2007 đến ngày 29-6-2007  (10/07/2007)
Phấn đấu thu 12 tỉ USD từ xuất khẩu dịch vụ  (10/07/2007)
Mêhicô nhập khẩu từ Việt Nam tăng 600% trong 5 năm gần đây  (10/07/2007)
776 triệu USD vốn FDI vào ngành du lịch  (10/07/2007)
Giảm thuế nhập khẩu 26 nhóm hàng hóa  (10/07/2007)
Việt Nam sẽ có 40% tiêu chuẩn hài hòa với chuẩn quốc tế  (06/07/2007)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay