Phong trào thi đua yêu nước và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
* Tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ III được tổ chức vào sáng 9-9, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã tuyên dương 282 tập thể và cá nhân tiêu biểu có những thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực trong 5 năm qua (2006-2010). Đây là những điển hình tiên tiến được Đại hội thi đua yêu nước biểu dương và tuyển chọn từ cơ sở lên. Đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên cho biết, qua các phong trào thi đua của toàn dân đã góp phần đưa GDP bình quân trong những năm qua đạt 12,3%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn; ước thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 15,6 triệu đồng. Hàng nghìn sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng vào thực tế đã làm lợi và tiết kiệm gần 30 tỉ đồng. Nổi bật trong phong trào thi đua là những tập thể, cá nhân đang hoạt động trên các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ và hoạt động nhân đạo. Qua đó, tỉnh Phú Yên xây dựng được nhiều mô hình có thể nghiên cứu, học tập và nhân rộng ra toàn xã hội. Qua phong trào thi đua nhân dân đã đóng góp 70 tỉ đồng để xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo và giúp 25.983 hộ thoát nghèo, giảm tỉ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh từ 19,3% (2006) xuống còn 11,4% (2009)... Tại Đại hội, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã trao tặng 1 Huân chương độc lập hạng Ba, 32 Huân chương lao động các loại và 3 Cờ thi đua của Chính Phủ cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc.
* Cùng ngày, Đồng Tháp long trọng tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV. 432 tập thể và cá nhân là những gương điển hình tiến tiến tiêu biểu của phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua đại diện cho hàng ngàn gương điển hình tiên tiến trong tỉnh về dự Đại hội. 5 năm qua, phong trào thi đua yêu nước trong tỉnh Đồng Tháp được phát huy rộng khắp, đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế - xã hội, đã có tác dụng động viên, giữ vững, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, khắc phục khó khăn, thử thách, phát huy tính năng động, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, tạo động lực mới, nhân tố mới, góp phần tác động mạnh mẽ trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Phong trào thi đua được thể hiện rõ nét qua việc học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh và công tác xã hội. Tiêu biểu là các phong trào thi đua với mục tiêu “Năng suất - chất lượng - hiệu quả, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động”, lao động giỏi, năng động sáng tạo, nghĩa tình, nâng cao chất lượng phục vụ. Nhiều cơ quan, đơn vị đã phát động thi đua: mỗi cá nhân một sáng kiến - mỗi tập thể một công trình, mỗi phòng, ban, cán bộ chuyên viên đăng ký ứng dụng công việc theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, người công chức giỏi, văn minh, lịch sự, thi đua cải cách hành chính gắn với cuộc vận động “trung thành - Sáng tạo - Tận tụy- Gương mẫu”. Trong sản xuất kinh doanh - dịch vụ có các phong trào: Mỗi người đăng ký một việc làm; mỗi năm một sản phẩm mới; bảo đảm giờ công, săng suất, thi đua chuyên cần, đảm bảo ATVSLĐ... Các phong trào: phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi; bảo vệ ATVSTP; nông dân sản xuất giỏi; đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã; Hợp tác xã tiên phong trong phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... đã thúc đẩy người lao động khắc phục khó khăn, phát huy tính năng động, sáng tạo trong sản xuất, lao động mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực.
Các phong trào thi đua yêu nước đã thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp liên tục phát triển và duy trì ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực xã hội được phát huy góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Tuy đạt được kết quả quan trọng qua các phong trào thi đua yêu nước, nhưng tỉnh Đồng Tháp vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới. Đó là, phong trào thi đua có nơi nội dung, tiêu chí thiếu cụ thể, chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện; còn mang tính hình thức, chưa thu hút các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tham gia. Công tác phối hợp tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến còn mang tính hình thức, thiếu tính thuyết phục; công tác tuyên truyền, nêu gương điển hình chưa được chú trọng, khen thưởng chưa kịp thời... Từ những bài học đã đạt được qua các phong trào thi đua, tỉnh Đồng Tháp đề ra mục tiêu, giải pháp thi đua cụ thể từ năm 2011 đến 2015 với quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra, xây dựng quê hương Đồng Tháp phát triển bền vững, giàu đẹp.
* Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, 10 năm Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và tặng bằng khen cho 107 tập thể và 49 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc. Ban chỉ đạo tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 có trên 75% khu phố, ấp đạt chuẩn văn hóa; trên 40% doanh nghiệp ngoài Nhà nước đăng ký hưởng ứng thực hiện xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Hàng năm có 95-100% hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa và có trên 90% số hộ được công nhận; 100% cơ quan Đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp nhà nước đăng ký và hàng năm có 90% đơn vị trở lên đạt danh hiệu văn hóa. Ban chỉ đạo đề ra 7 giải pháp thực hiện như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; lồng ghép nội dung các phong trào, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia vào Cuộc vận động và Phong trào. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước vận động sự tham gia đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn dân cư còn nhiều khó khăn. Tổ chức tốt “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư”, biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu ở cơ sở hàng năm. Xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình tiên tiến và nhân rộng trên các địa bàn dân cư... Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, hiệu quả lớn nhất của việc thực hiện Cuộc vận động và Phong trào là đã huy động được sức dân và hệ thống chính trị cùng tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc ở khu dân cư. Qua phong trào, hệ thống chính trị ở cơ sở được kiện toàn, hạn chế tình trạng quan liêu, mệnh lệnh. Nhân dân phát huy được quyền làm chủ của mình trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Những khu phố, ấp, cơ quan đơn vị đăng ký thực hiện theo tiêu chuẩn văn hóa đã từng bước có tiến bộ về giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức, lối sống đẹp của dân tộc, đời sống kinh tế ngày càng phát triển, bộ mặt cảnh quan ngày càng khởi sắc, các tệ nạn xã hội từng bước bị đẩy lùi; nhân dân có ý thức tự quản thông qua thực hiện các qui ước, tiêu chuẩn đã qui định. 10 năm qua toàn tỉnh đã có 25.627 gương người tốt việc tốt được biểu dương; 1.329 hộ gia đình, 83 khu phố, ấp, 11 xã phường thị trấn, 167 cá nhân tiêu biểu các địa phương và 386 cá nhân tiêu biểu trong các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể, lực lượng vũ trang được Ủy ban nhân dân tỉnh biểu dương khen thưởng./.
Việt Nam dành hơn 739.000 tỉ đồng cho đầu tư công  (09/09/2010)
Thủy sản Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh  (09/09/2010)
165 triệu USD dành cho xóa đói giảm nghèo ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc  (09/09/2010)
Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ đối tác chiến lược  (09/09/2010)
Thủ tướng Ba Lan Ð.Tút-xcơ thăm chính thức Việt Nam  (09/09/2010)
Đại hội Thi đua của Văn phòng Trung ương Đảng  (08/09/2010)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay