Đối thoại Chiến lược Việt-Mỹ lần thứ 2 đạt nhiều kết quả tốt đẹp
Cuộc đối thoại lần này giữa Việt Nam và Mỹ đã thảo luận, đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Hai bên đều đánh giá đây là cuộc đối thoại có hiệu quả
Đối thoại Chiến lược Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt - Mỹ lần thứ 2 tại thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) đã kết thúc tốt đẹp sáng 9-6 (theo giờ Việt Nam). Cả hai phía Việt Nam và Mỹ đều cảm thấy hài lòng về cuộc đối thoại này. Phóng viên VOV thường trú tại Mỹ đã phỏng vấn Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng đoàn Việt Nam, về kết quả đạt được của cuộc đối thoại chiến lược Việt - Mỹ này.
PV: Thưa Thứ trưởng, ông đánh giá như thế nào về kết quả của cuộc đối thoại Việt - Mỹ lần thứ 2 này?
Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Cuộc đối thoại lần này giữa Việt Nam và Mỹ đã thảo luận, đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Đó là hoạt động gìn giữ hoà bình cũng như đào tạo lực lượng tham gia gìn giữ hoà bình và tìm hiểu thông tin trong lĩnh vực này. Hai bên đều đánh giá đây là cuộc đối thoại có hiệu quả, thẳng thắn cùng trao đổi các vấn đề 2 bên cùng quan tâm.
PV: Thưa Thứ trưởng, so với cuộc đối thoại trước ở Hà Nội thì qui mô cuộc đối thoại này có gì khác không?
Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Thành phần tham gia cuộc đối thoại này nhiều hơn so với cuộc đối thoại trước. Cuộc đối thoại lần này cũng tăng tính hoàn thiện, đó là sự tham gia của nhiều tổ chức thành viên hơn. Phía Mỹ tham gia đông hơn, đặc biệt là sự tham gia tích cực của từng thành viên trong cuộc đối thoại.
Lần đối thoại này vẫn là tiếp tục các chủ đề của lần đối thoại trước. Lần trước là lần đầu tiên tổ chức nên mới chỉ nêu vấn đề, nhưng tại cuộc đối thoại này đã có sự trao đổi thông tin, hợp tác trong tương lai.
PV: Thưa Thứ trưởng, Việt Nam và Mỹ có kế hoạch gì thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới?
Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Giữa Việt Nam và Mỹ đã xây dựng mối quan hệ ngày càng đi vào ổn định và bền vững. Chỉ trong 4 năm gần đây, hai nước đã có các chuyến thăm viếng cấp cao. Trong đó có chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải đến Mỹ năm 2005, Tổng thống Bu-sơ thăm Việt Nam năm 2006, Chủ tịch nước nguyễn Minh Triết thăm Mỹ năm 2007 và mới đây là chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2008. Hai bên đã ra được Tuyên bố chung, là cơ sở pháp lý để hai bên cùng thúc đẩy quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đặc biệt qua đối thoại sẽ tăng cường hiểu biết và đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!./.
Rối ren trên chính trường Anh  (09/06/2009)
Kinh nghiệm tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp  (09/06/2009)
Kinh nghiệm tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp  (09/06/2009)
Luân chuyển cán bộ lý luận - khâu đột phá để nâng cao chất lượng công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn hiện nay  (09/06/2009)
Kinh nghiệm tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp  (09/06/2009)
Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2009  (09/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay