Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Pháp
00:06, ngày 31-03-2019
TCCSĐT - Trưa 30-3-2019 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Maroc Habib El Malki, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Pháp.
Trước đó tối 29-3-2019 (theo giờ địa phương - sáng 30-3 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Marrakech, Vương quốc Maroc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp Toàn quyền Vùng Marrakech Karim Kassi Lahlou.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thành phố Marakech tươi đẹp và năng động. Thông báo với Toàn quyền Karim Kassi Lahlou về mục đích chuyến thăm Vương quốc Maroc của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Việt Nam mong muốn được tăng cường hợp tác với Maroc. Toàn quyền Vùng Marrakech Karim Kassi Lahlou nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam; cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là dịp để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Maroc - Việt Nam và cũng là dịp để chính quyền thành phố Marrakech tìm hiểu về những cơ hội, tiềm năng để tăng cường hợp tác với Việt Nam.
Giới thiệu với Chủ tịch Quốc hội về Marrakech, Toàn quyền Karim Kassi Lahlou cho biết Vùng Marrakech có 8 tỉnh với dân số khoảng 4,5 triệu người. Marrakech là thành phố mở cửa lớn nhất ở Maroc trong quan hệ đối ngoại. Đây cũng được xem là “kinh đô” du lịch của Maroc với nền văn hóa vô cùng độc đáo có lịch sử hàng nghìn năm. Năm 2018, thành phố đã đón 2,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Maroc. Hiện nay, từ Marrakech đã có đường bay thẳng tới 25 quốc gia.
Marakech cũng là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng mang tầm vóc quốc tế với nhiều sự kiện lớn như: Hội nghị đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1944; gần đây nhất là đăng cai tổ chức Diễn đàn toàn cầu về di cư của Liên hợp quốc để thông qua Hiệp ước về quản lý di cư thường xuyên, trật tự và an toàn… Marrakech còn được biết đến là thành phố của tri thức và công nghệ với nhiều trường đại học lớn của Maroc, trong đó có Đại học Tổng hợp Marrakech được châu Âu đánh giá là đại học tốt nhất, uy tín nhất của Maroc. Nhiều sinh viên khởi nghiệp từ công nghệ số và đã trở thành những doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường.
Với một mặt giáp Đại Tây Dương, Marrakech cũng là trung tâm kinh tế sôi động của Maroc, quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn đến đầu tư. Hiện thành phố đang tập trung vào công nghệ sáng tạo, có chiến lược phát triển vùng và nhiều dự án thu hút đầu tư vào các khu công nghệ hiện đại, xúc tiến đầu tư của Maroc với nước ngoài. Hoạt động nông nghiệp phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu ra thế giới như oliu, trà; ngành chiết xuất tinh dầu mang lại nguồn thu lớn cho thành phố với 11 khu công nghiệp chế biến. Lĩnh vực thủ công mỹ nghệ cũng rất phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch bởi chính khách du lịch sẽ là những “đại sứ” lan tỏa sản phẩm, sự độc đáo của thành phố đi khắp thế giới. Toàn quyền Karim Kassi Lahlou bày tỏ mong muốn, thời gian tới, Marrakech sẽ có cơ hội hợp tác với Việt Nam, với các doanh nghiệp Việt Nam trong những lĩnh vực mà thành phố có tiềm năng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến thành phố Marrakech được chứng kiến cả thành phố có cùng một tông màu hồng chủ đạo, cho thấy công tác quản lý kiến trúc đô thị rất tốt. Chủ tịch Quốc hội chúc mừng thành phố Marakech đã trở thành địa điểm tổ chức các hội nghị lớn trên thế giới với sự phát triển rất sôi động. Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Toàn quyền Vùng Marrakech đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị; đồng thời thông báo với Toàn quyền Karim Kassi Lahlou một số nét chính về quan hệ hợp tác giữa Maroc và Việt Nam; nhấn mạnh quan hệ chính trị giữa hai nước đang phát triển rất tốt đẹp; một phần lịch sử chung đã gắn kết hai đất nước trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây; hai nước luôn ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế. Chủ tịch Quốc hội mong muốn Marrakech thiết lập quan hệ hữu nghị, kết nghĩa với một địa phương của Việt Nam có chung những điểm tương đồng để cùng hợp tác, phát triển như thành phố Huế; đề nghị Đại sứ Maroc tại Việt Nam và Đại sứ Việt Nam tại Maroc thúc đẩy sự kết nối này.
Toàn quyền Vùng Marrakech cho rằng dù chưa một lần đến Huế nhưng qua giới thiệu ông có thể hình dung ra những nét tương đồng giữa thành phố Huế và Marrakech; đồng thời rất “nóng lòng” muốn được tìm hiểu về thành phố Huế cũng như thúc đẩy việc kết nghĩa giữa hai thành phố trong thời gian sớm nhất.
Trước lên đường thăm chính thức Cộng hòa Pháp, trả lời phỏng vấn phóng viên Maroc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, chuyến thăm chính thức Maroc của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Việt Nam và Maroc có mối quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt đẹp. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế, thương mại còn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Do khoảng cách địa lý xa xôi, kim ngạch thương mại hai chiều mới dừng lại ở mức trên 200 triệu USD trong năm 2018. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo cấp cao hai nước đã bàn những nội dung cụ thể để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại. Cùng với đó, Bộ Công thương Việt Nam cùng Bộ Công nghiệp, Đầu tư, Thương mại và Kinh tế số Maroc ký Bản ghi nhớ thành lập Tiểu ban hợp tác về thương mại và công nghiệp.
Hai bên cũng mong muốn thúc đẩy phát triển hợp tác văn hóa, du lịch và thúc đẩy việc kết nghĩa giữa các địa phương hai nước. Trong chuyến thăm, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Tangier của Maroc đã ký Bản ghi nhớ về việc thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai thành phố. Sắp tới, hai bên sẽ thúc đẩy việc kết nghĩa giữa thành phố Huế với thành phố Marrakech, Maroc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Bởi vậy, Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Maroc có chiến lược phát triển nền kinh tế xanh theo hướng bền vững. Do đó, hai nước có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cùng Bộ Năng lượng, Mỏ và Phát triển bền vững Maroc ký Bản ghi nhớ hợp tác về môi trường và phát triển bền vững. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, Quốc hội, Chính phủ hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai bộ trong lĩnh vực này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Maroc về việc hai nước phối hợp trên các diễn đàn quốc tế và khu vực trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hạ viện Maroc cuối năm 2017, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác. Hai nước tiếp tục phát huy sự phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện thế giới, Liên hợp quốc… mà hai nước là thành viên. Năm 2020, Việt Nam sẽ là nước chủ nhà Đại hội đồng Liên minh nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Việt Nam sẽ mời Chủ tịch Hạ viện Maroc sang tham dự diễn đàn này. Cùng với việc phát triển quan hệ nghị viện song phương, hai bên sẽ cùng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong giải quyết, xử lý các vấn đề cụ thể…/.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thành phố Marakech tươi đẹp và năng động. Thông báo với Toàn quyền Karim Kassi Lahlou về mục đích chuyến thăm Vương quốc Maroc của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Việt Nam mong muốn được tăng cường hợp tác với Maroc. Toàn quyền Vùng Marrakech Karim Kassi Lahlou nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam; cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là dịp để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Maroc - Việt Nam và cũng là dịp để chính quyền thành phố Marrakech tìm hiểu về những cơ hội, tiềm năng để tăng cường hợp tác với Việt Nam.
Giới thiệu với Chủ tịch Quốc hội về Marrakech, Toàn quyền Karim Kassi Lahlou cho biết Vùng Marrakech có 8 tỉnh với dân số khoảng 4,5 triệu người. Marrakech là thành phố mở cửa lớn nhất ở Maroc trong quan hệ đối ngoại. Đây cũng được xem là “kinh đô” du lịch của Maroc với nền văn hóa vô cùng độc đáo có lịch sử hàng nghìn năm. Năm 2018, thành phố đã đón 2,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Maroc. Hiện nay, từ Marrakech đã có đường bay thẳng tới 25 quốc gia.
Marakech cũng là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng mang tầm vóc quốc tế với nhiều sự kiện lớn như: Hội nghị đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1944; gần đây nhất là đăng cai tổ chức Diễn đàn toàn cầu về di cư của Liên hợp quốc để thông qua Hiệp ước về quản lý di cư thường xuyên, trật tự và an toàn… Marrakech còn được biết đến là thành phố của tri thức và công nghệ với nhiều trường đại học lớn của Maroc, trong đó có Đại học Tổng hợp Marrakech được châu Âu đánh giá là đại học tốt nhất, uy tín nhất của Maroc. Nhiều sinh viên khởi nghiệp từ công nghệ số và đã trở thành những doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường.
Với một mặt giáp Đại Tây Dương, Marrakech cũng là trung tâm kinh tế sôi động của Maroc, quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn đến đầu tư. Hiện thành phố đang tập trung vào công nghệ sáng tạo, có chiến lược phát triển vùng và nhiều dự án thu hút đầu tư vào các khu công nghệ hiện đại, xúc tiến đầu tư của Maroc với nước ngoài. Hoạt động nông nghiệp phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu ra thế giới như oliu, trà; ngành chiết xuất tinh dầu mang lại nguồn thu lớn cho thành phố với 11 khu công nghiệp chế biến. Lĩnh vực thủ công mỹ nghệ cũng rất phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch bởi chính khách du lịch sẽ là những “đại sứ” lan tỏa sản phẩm, sự độc đáo của thành phố đi khắp thế giới. Toàn quyền Karim Kassi Lahlou bày tỏ mong muốn, thời gian tới, Marrakech sẽ có cơ hội hợp tác với Việt Nam, với các doanh nghiệp Việt Nam trong những lĩnh vực mà thành phố có tiềm năng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến thành phố Marrakech được chứng kiến cả thành phố có cùng một tông màu hồng chủ đạo, cho thấy công tác quản lý kiến trúc đô thị rất tốt. Chủ tịch Quốc hội chúc mừng thành phố Marakech đã trở thành địa điểm tổ chức các hội nghị lớn trên thế giới với sự phát triển rất sôi động. Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Toàn quyền Vùng Marrakech đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị; đồng thời thông báo với Toàn quyền Karim Kassi Lahlou một số nét chính về quan hệ hợp tác giữa Maroc và Việt Nam; nhấn mạnh quan hệ chính trị giữa hai nước đang phát triển rất tốt đẹp; một phần lịch sử chung đã gắn kết hai đất nước trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây; hai nước luôn ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế. Chủ tịch Quốc hội mong muốn Marrakech thiết lập quan hệ hữu nghị, kết nghĩa với một địa phương của Việt Nam có chung những điểm tương đồng để cùng hợp tác, phát triển như thành phố Huế; đề nghị Đại sứ Maroc tại Việt Nam và Đại sứ Việt Nam tại Maroc thúc đẩy sự kết nối này.
Toàn quyền Vùng Marrakech cho rằng dù chưa một lần đến Huế nhưng qua giới thiệu ông có thể hình dung ra những nét tương đồng giữa thành phố Huế và Marrakech; đồng thời rất “nóng lòng” muốn được tìm hiểu về thành phố Huế cũng như thúc đẩy việc kết nghĩa giữa hai thành phố trong thời gian sớm nhất.
Trước lên đường thăm chính thức Cộng hòa Pháp, trả lời phỏng vấn phóng viên Maroc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, chuyến thăm chính thức Maroc của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Việt Nam và Maroc có mối quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt đẹp. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế, thương mại còn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Do khoảng cách địa lý xa xôi, kim ngạch thương mại hai chiều mới dừng lại ở mức trên 200 triệu USD trong năm 2018. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo cấp cao hai nước đã bàn những nội dung cụ thể để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại. Cùng với đó, Bộ Công thương Việt Nam cùng Bộ Công nghiệp, Đầu tư, Thương mại và Kinh tế số Maroc ký Bản ghi nhớ thành lập Tiểu ban hợp tác về thương mại và công nghiệp.
Hai bên cũng mong muốn thúc đẩy phát triển hợp tác văn hóa, du lịch và thúc đẩy việc kết nghĩa giữa các địa phương hai nước. Trong chuyến thăm, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và Hội đồng thành phố Tangier của Maroc đã ký Bản ghi nhớ về việc thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai thành phố. Sắp tới, hai bên sẽ thúc đẩy việc kết nghĩa giữa thành phố Huế với thành phố Marrakech, Maroc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Bởi vậy, Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Maroc có chiến lược phát triển nền kinh tế xanh theo hướng bền vững. Do đó, hai nước có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cùng Bộ Năng lượng, Mỏ và Phát triển bền vững Maroc ký Bản ghi nhớ hợp tác về môi trường và phát triển bền vững. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, Quốc hội, Chính phủ hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai bộ trong lĩnh vực này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Maroc về việc hai nước phối hợp trên các diễn đàn quốc tế và khu vực trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hạ viện Maroc cuối năm 2017, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác. Hai nước tiếp tục phát huy sự phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện thế giới, Liên hợp quốc… mà hai nước là thành viên. Năm 2020, Việt Nam sẽ là nước chủ nhà Đại hội đồng Liên minh nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Việt Nam sẽ mời Chủ tịch Hạ viện Maroc sang tham dự diễn đàn này. Cùng với việc phát triển quan hệ nghị viện song phương, hai bên sẽ cùng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong giải quyết, xử lý các vấn đề cụ thể…/.
Việt Nam tái khẳng định cam kết tham gia tích cực các hoạt động vì hòa bình của Liên hợp quốc  (30/03/2019)
Hội nghị lần thứ 26 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh  (30/03/2019)
Thiết thực hợp tác trong việc tuyên truyền, nghiên cứu, phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn  (30/03/2019)
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam  (30/03/2019)
Tổng cục Đường bộ công bố kết quả giám sát thu phí BOT Ninh Lộc  (30/03/2019)
Hoạt động trong ngày của các Phó Thủ tướng Chính phủ  (30/03/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên