Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 28-01-2019
22:06, ngày 28-01-2019
TCCSĐT - Thủ tướng phân công soạn thảo 3 dự án luật, giao kế hoạch đầu tư và danh mục dự án đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 cho 9 cơ quan… là những chỉ đạo, điều hành đáng chú ý trong ngày của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng phân công soạn thảo 3 dự án luật
Thủ tướng Chính phủ vừa phân công một số cơ quan chủ trì soạn thảo, trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 02-2019, Bộ Nội vụ soạn thảo và trình: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7-2019.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh, bổ sung trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 28-6-2018 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho 9 cơ quan
Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư và danh mục dự án đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 cho 9 cơ quan gồm các Bộ: Tư pháp, Ngoại giao, Công Thương, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (bộ, ngành).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết danh mục dự án và mức kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 cho từng bộ, ngành nêu trên; chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018. Báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2018.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành được giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 thông báo cho các đơn vị danh mục và mức kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước cho từng dự án theo quy định và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 15-01-2019.
Bên cạnh đó, chỉ thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khi có nguồn thu thực tế và không vượt quá tổng mức vốn được giao và số thu thực tế. Trường hợp số chi đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 không đạt dự kiến, các bộ, ngành thực hiện rà soát, cắt giảm quy mô, điều chỉnh quyết định đầu tư, xác định điểm dừng kỹ thuật, phân kỳ đầu tư để hoàn thành dự án theo tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.
6,3 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em, hộ gia đình nghèo vùng dân tộc thiểu số
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đồng ý việc sử dụng 6,3 tỷ đồng người dân ủng hộ người nghèo qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400 năm 2018.
Cụ thể, sử dụng 5 tỷ đồng để mua đồ ấm cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019; sử dụng 1,3 tỷ đồng để hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ gia đình nghèo vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số ít người.
Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo việc thông tin rộng rãi về chủ trương trên để nhân dân được biết và cùng tham gia hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ít người.
Thủ tướng Chính phủ vừa phân công một số cơ quan chủ trì soạn thảo, trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 02-2019, Bộ Nội vụ soạn thảo và trình: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7-2019.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh, bổ sung trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 28-6-2018 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho 9 cơ quan
Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư và danh mục dự án đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 cho 9 cơ quan gồm các Bộ: Tư pháp, Ngoại giao, Công Thương, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (bộ, ngành).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết danh mục dự án và mức kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 cho từng bộ, ngành nêu trên; chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018. Báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2018.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành được giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2018 thông báo cho các đơn vị danh mục và mức kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước cho từng dự án theo quy định và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 15-01-2019.
Bên cạnh đó, chỉ thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khi có nguồn thu thực tế và không vượt quá tổng mức vốn được giao và số thu thực tế. Trường hợp số chi đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 không đạt dự kiến, các bộ, ngành thực hiện rà soát, cắt giảm quy mô, điều chỉnh quyết định đầu tư, xác định điểm dừng kỹ thuật, phân kỳ đầu tư để hoàn thành dự án theo tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.
6,3 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em, hộ gia đình nghèo vùng dân tộc thiểu số
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đồng ý việc sử dụng 6,3 tỷ đồng người dân ủng hộ người nghèo qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400 năm 2018.
Cụ thể, sử dụng 5 tỷ đồng để mua đồ ấm cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019; sử dụng 1,3 tỷ đồng để hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ gia đình nghèo vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số ít người.
Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo việc thông tin rộng rãi về chủ trương trên để nhân dân được biết và cùng tham gia hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ít người.
Quy định chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước. Nghị định này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền ban hành và nội dung chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện công tác báo cáo giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân liên quan; các yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo và xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ báo cáo.
Nguyên tắc chung về việc ban hành chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước là bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, phục vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chế độ báo cáo đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Nội dung chế độ báo cáo phù hợp với quy định tại các văn bản do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan, người có thẩm quyền thuộc hệ thống hành chính nhà nước ban hành.
Chế độ báo cáo chỉ được ban hành khi thật sự cần thiết để phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền.
Chế độ báo cáo phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lắp với chế độ báo cáo khác. Giảm tối đa yêu cầu về tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong thực hiện chế độ báo cáo.
Các số liệu yêu cầu báo cáo phải đồng bộ, thống nhất về khái niệm, phương pháp tính và đơn vị tính để bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Nghị định cũng quy định cụ thể thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước.
Cơ quan thuộc Chính phủ ban hành chế độ báo cáo chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định pháp luật. Đối với chế độ báo cáo định kỳ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp tỉnh thực hiện.
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp huyện) ban hành chế độ báo cáo chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp huyện thực hiện.
UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) ban hành chế độ báo cáo đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp xã thực hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành chế độ báo cáo đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý thực hiện. Nghị định có hiệu lực từ ngày 12-3-2019.
Chính phủ ban hành Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước. Nghị định này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền ban hành và nội dung chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện công tác báo cáo giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân liên quan; các yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo và xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ báo cáo.
Nguyên tắc chung về việc ban hành chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước là bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, phục vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chế độ báo cáo đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Nội dung chế độ báo cáo phù hợp với quy định tại các văn bản do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan, người có thẩm quyền thuộc hệ thống hành chính nhà nước ban hành.
Chế độ báo cáo chỉ được ban hành khi thật sự cần thiết để phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền.
Chế độ báo cáo phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi và không trùng lắp với chế độ báo cáo khác. Giảm tối đa yêu cầu về tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong thực hiện chế độ báo cáo.
Các số liệu yêu cầu báo cáo phải đồng bộ, thống nhất về khái niệm, phương pháp tính và đơn vị tính để bảo đảm thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.
Nghị định cũng quy định cụ thể thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước.
Cơ quan thuộc Chính phủ ban hành chế độ báo cáo chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định pháp luật. Đối với chế độ báo cáo định kỳ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp tỉnh thực hiện.
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp huyện) ban hành chế độ báo cáo chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp huyện thực hiện.
UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) ban hành chế độ báo cáo đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp xã thực hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành chế độ báo cáo đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý thực hiện. Nghị định có hiệu lực từ ngày 12-3-2019.
Người Việt ở khắp nơi trên thế giới chào đón xuân Kỷ Hợi  (28/01/2019)
Thủ tướng: Các địa phương không được chủ quan, "thỏa mãn non"  (28/01/2019)
Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại đảo Jolo  (28/01/2019)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 21 đến 27-01-2019  (28/01/2019)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 21 đến 27-01-2019)  (28/01/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay