Nhìn lại năm 2018: Nhiều cơ hội bị bỏ lỡ trong mối quan hệ Nga-Mỹ
00:04, ngày 30-12-2018
Ngày 28-12-2018, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nhận định năm 2018 là năm nhiều cơ hội bị bỏ lỡ trong mối quan hệ Nga-Mỹ bất chấp các nỗ lực của Moskva nhằm cải thiện tình hình. Phát biểu với báo giới, Đại sứ Antonov nêu rõ: "2018 trở thành năm nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, dù phía Nga đã có những nỗ lực tối đa để cải thiện tình hình trong mối quan hệ với Mỹ."
Theo Đại sứ Antonov, trong năm nay, Nga đã nêu ra các đề xuất nghiêm túc liên quan tới các dự án cụ thể và tiếp xúc song phương với các đối tác Mỹ. Moskva đã thành công trong việc cải thiện đối thoại giữa Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolay Patrushev và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton , bởi hai bên đã tiến hành một số vòng đối thoại, cụ thể ở Geneva hồi tháng Sáu, ở Moskva hồi tháng Tám và tháng 10.
Đại sứ Antanov bày tỏ hy vọng hai quan chức trên sẽ gặp lại nhau trong năm 2019. Bên cạnh đó, ông cho biết thêm: "Các cuộc tham vấn trong tháng 12 về vấn đề chống khủng bố giữa phái đoàn hai nước đã diễn ra hữu ích." Phái đoàn này do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov và người đồng cấp Mỹ John Sullivan dẫn đầu.
Đại sứ Antonov nhận định: "Các chuyến thăm của các nghị sỹ Mỹ tới Moskva trong mùa Hè năm nay trở thành bước đi quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ để khôi phục sự hợp tác toàn diện giữa các thành viên Quốc hội hai nước. Chúng tôi không thể tổ chức các cuộc tiếp xúc đều đặn giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo.
Đề xuất của chúng tôi nhằm nối lại tham vấn giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nga-Mỹ theo định dạng 2+2 vẫn chưa thành hiện thực." Theo Đại sứ Antonov, năm 2018 phía Mỹ "đã giáng nhiều đòn mạnh" lên mối quan hệ giữa Washington và Moskva. Ông nhắc lại vụ 60 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất với cái cớ là "đầu độc cựu điệp viên Skripal," vụ Tổng lãnh sự quán Nga ở Seattle bị đóng cửa, và các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ông khẳng định tất cả những cáo buộc này đều không có bằng chứng xác thực, mà chỉ có tối hậu thư và các hành động đơn phương, đồng thời nhấn mạnh "chính sách như vậy sẽ không dẫn tới kết quả gì."
Theo nhà ngoại giao Nga, nếu có bất đồng, cần đàm phán, thảo luận các vấn đề và tìm ra cách thỏa hiệp, chứ không phải cố áp đặt lập trường riêng của mình.
Có thể nói bao trùm lên mối quan hệ giữa Nga và phương Tây nói chung, đặc biệt là giữa Nga và Mỹ nói riêng trong năm qua vẫn là đối đầu, bởi suy cho cùng hai bên coi nhau là đối thủ cạnh tranh về lợi ích chiến lược mà sức mạnh của bên này luôn là yếu tố đe dọa tầm ảnh hưởng và vị thế của bên kia. Quan điểm quá khác biệt, lợi ích quá mâu thuẫn…, quan hệ Nga-phương Tây hay Nga-Mỹ chưa lúc nào thôi căng thẳng.
Tuy nhiên, khi tình hình thế giới thời kỳ hậu “Chiến tranh Lạnh” đã biến chuyển mạnh mẽ với những thách thức ngày càng phức tạp và khó lường, mối quan hệ giữa hai bên cũng ngày càng mang tính ràng buộc hơn, khi bên này cũng phải thừa nhận vai trò của bên kia trong việc đối phó với những mối đe dọa toàn cầu. Nga và phương Tây, vì thế, tuy quay lưng, song cũng có lúc bắt tay, và dù không "bằng lòng," đôi khi vẫn phải “bằng mặt."
Đại sứ Antanov bày tỏ hy vọng hai quan chức trên sẽ gặp lại nhau trong năm 2019. Bên cạnh đó, ông cho biết thêm: "Các cuộc tham vấn trong tháng 12 về vấn đề chống khủng bố giữa phái đoàn hai nước đã diễn ra hữu ích." Phái đoàn này do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov và người đồng cấp Mỹ John Sullivan dẫn đầu.
Đại sứ Antonov nhận định: "Các chuyến thăm của các nghị sỹ Mỹ tới Moskva trong mùa Hè năm nay trở thành bước đi quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ để khôi phục sự hợp tác toàn diện giữa các thành viên Quốc hội hai nước. Chúng tôi không thể tổ chức các cuộc tiếp xúc đều đặn giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo.
Đề xuất của chúng tôi nhằm nối lại tham vấn giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nga-Mỹ theo định dạng 2+2 vẫn chưa thành hiện thực." Theo Đại sứ Antonov, năm 2018 phía Mỹ "đã giáng nhiều đòn mạnh" lên mối quan hệ giữa Washington và Moskva. Ông nhắc lại vụ 60 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất với cái cớ là "đầu độc cựu điệp viên Skripal," vụ Tổng lãnh sự quán Nga ở Seattle bị đóng cửa, và các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ông khẳng định tất cả những cáo buộc này đều không có bằng chứng xác thực, mà chỉ có tối hậu thư và các hành động đơn phương, đồng thời nhấn mạnh "chính sách như vậy sẽ không dẫn tới kết quả gì."
Theo nhà ngoại giao Nga, nếu có bất đồng, cần đàm phán, thảo luận các vấn đề và tìm ra cách thỏa hiệp, chứ không phải cố áp đặt lập trường riêng của mình.
Có thể nói bao trùm lên mối quan hệ giữa Nga và phương Tây nói chung, đặc biệt là giữa Nga và Mỹ nói riêng trong năm qua vẫn là đối đầu, bởi suy cho cùng hai bên coi nhau là đối thủ cạnh tranh về lợi ích chiến lược mà sức mạnh của bên này luôn là yếu tố đe dọa tầm ảnh hưởng và vị thế của bên kia. Quan điểm quá khác biệt, lợi ích quá mâu thuẫn…, quan hệ Nga-phương Tây hay Nga-Mỹ chưa lúc nào thôi căng thẳng.
Tuy nhiên, khi tình hình thế giới thời kỳ hậu “Chiến tranh Lạnh” đã biến chuyển mạnh mẽ với những thách thức ngày càng phức tạp và khó lường, mối quan hệ giữa hai bên cũng ngày càng mang tính ràng buộc hơn, khi bên này cũng phải thừa nhận vai trò của bên kia trong việc đối phó với những mối đe dọa toàn cầu. Nga và phương Tây, vì thế, tuy quay lưng, song cũng có lúc bắt tay, và dù không "bằng lòng," đôi khi vẫn phải “bằng mặt."
Theo giới chuyên gia, có thể nói trạng thái mối quan hệ giữa Nga và Mỹ, Nga và phương Tây không những định hình tương quan lực lượng chiến lược toàn cầu, mà còn tác động tới quá trình thiết lập trật tự thế giới. Những sự việc mang tính cạnh tranh và cọ xát giữa hai bên tương tự như năm 2018 có thể tiếp tục xảy ra trong năm 2019, song điều đó không đồng nghĩa với việc không còn hy vọng về khả năng “cài đặt lại” hoặc đưa quan hệ trở về trạng thái “bình thường.”
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev từng khẳng định “cơ hội để cải thiện quan hệ Nga-Mỹ luôn luôn tồn tại,” trong khi Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ “Nga sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ đối tác mang tính xây dựng và đôi bên cùng có lợi với mọi quốc gia và tổ chức.”
Trung tuần tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko tuyên bố Moskva sẵn sàng thảo luận với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về vấn đề ngăn ngừa đụng độ và giảm căng thẳng… Có thể thấy, với thái độ khá thiện chí, Nga đã chủ động “đẩy quả bóng” sang cho các đối tác phương Tây của mình.
Việc Mỹ, NATO và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp nhận các sáng kiến, đề xuất của Nga đến đâu thì còn chưa rõ, song hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới chắc hẳn sẽ được củng cố một bước nếu Nga cùng Mỹ và phương Tây biết tranh thủ mọi cơ hội đối thoại và hợp tác./.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev từng khẳng định “cơ hội để cải thiện quan hệ Nga-Mỹ luôn luôn tồn tại,” trong khi Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ “Nga sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ đối tác mang tính xây dựng và đôi bên cùng có lợi với mọi quốc gia và tổ chức.”
Trung tuần tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko tuyên bố Moskva sẵn sàng thảo luận với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về vấn đề ngăn ngừa đụng độ và giảm căng thẳng… Có thể thấy, với thái độ khá thiện chí, Nga đã chủ động “đẩy quả bóng” sang cho các đối tác phương Tây của mình.
Việc Mỹ, NATO và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp nhận các sáng kiến, đề xuất của Nga đến đâu thì còn chưa rõ, song hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới chắc hẳn sẽ được củng cố một bước nếu Nga cùng Mỹ và phương Tây biết tranh thủ mọi cơ hội đối thoại và hợp tác./.
Nhanh chóng xã hội hóa dịch vụ khoa học và công nghệ  (30/12/2018)
Xét xử nhiều "ông lớn" trong ngành dầu khí, ngân hàng trong năm 2018  (30/12/2018)
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp  (29/12/2018)
Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019  (29/12/2018)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay