Thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 địa phương
23:11, ngày 28-11-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ quyết định thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.
Việc thí điểm sẽ được triển khai tại 100% số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với 7 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai, thí điểm tại không quá 25% số đơn vị hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh và không quá 20% số đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP.
Thời gian thực hiện thí điểm là 01 năm; thời điểm bắt đầu thực hiện thí điểm sau 06 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (10-01-2019).
Quyết định nêu rõ, ở cấp huyện, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP là công chức các phòng: Y tế, Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và viên chức Trung tâm Y tế. Ở cấp xã, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP là công chức Văn hóa - Xã hội, công chức phụ trách nông nghiệp, kinh tế và viên chức Trạm Y tế.
Ngoài các công chức, viên chức quy định trên, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ yêu cầu quản lý về ATTP của địa phương giao công chức, viên chức khác thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện, cấp xã hoặc công chức, viên chức các đơn vị khác đóng trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP sau khi thống nhất với Thủ trưởng cơ quan quản lý công chức, viên chức đó.
Đối với 7 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai, thí điểm tại không quá 25% số đơn vị hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh và không quá 20% số đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP.
Thời gian thực hiện thí điểm là 01 năm; thời điểm bắt đầu thực hiện thí điểm sau 06 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (10-01-2019).
Quyết định nêu rõ, ở cấp huyện, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP là công chức các phòng: Y tế, Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và viên chức Trung tâm Y tế. Ở cấp xã, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP là công chức Văn hóa - Xã hội, công chức phụ trách nông nghiệp, kinh tế và viên chức Trạm Y tế.
Ngoài các công chức, viên chức quy định trên, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ yêu cầu quản lý về ATTP của địa phương giao công chức, viên chức khác thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện, cấp xã hoặc công chức, viên chức các đơn vị khác đóng trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP sau khi thống nhất với Thủ trưởng cơ quan quản lý công chức, viên chức đó.
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP phải am hiểu pháp luật về thanh tra và ATTP, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến ATTP; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành ATTP.
Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định phân công người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP; số lượng người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP.
Theo quyết định, nội dung thanh tra ATTP gồm thanh tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP đối với sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến ATTP do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm; hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm ATTP; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về ATTP.
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính; khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều 29 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04-9-2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP ở cấp huyện, cấp xã lập biên bản về vi phạm của đối tượng thanh tra trình Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định.
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP được hỗ trợ bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra ATTP; được trang bị trang phục và được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09-02-2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg ngày 27-01-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành.
Phân công chuẩn bị Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thủ tướng Chính phủ vừa phân công các Bộ trưởng chuẩn bị nội dung Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (từ ngày 10 đến 12-12-2018). Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuẩn bị dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung các Pháp lệnh có quy định liên quan đến quy hoạch. Bộ trưởng Bộ Tài chính chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ về việc bổ sung mua bù gạo dự trữ quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ về việc thực hiện một số quy định của luật về chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị định về hoạt động triển lãm.
Mức trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất
Đối tượng phải trả và mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định cụ thể tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Theo đó, đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng gồm:
1- Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
2- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
3- Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành.
4- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.
5- Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.
6- Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này.
Nghị định quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:
- Cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm;
- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm;
- Cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3;
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ;
- Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ.
Nghị định cũng nêu rõ những trường hợp được miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, trường hợp được miễn, giảm gồm: 1- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; 2- Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó; 3- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Tổ chức, cá nhân được miễn 100% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến 100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40% đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh./.
Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định phân công người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP; số lượng người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP.
Theo quyết định, nội dung thanh tra ATTP gồm thanh tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP đối với sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến ATTP do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm; hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm ATTP; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về ATTP.
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính; khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều 29 của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04-9-2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP ở cấp huyện, cấp xã lập biên bản về vi phạm của đối tượng thanh tra trình Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định.
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP được hỗ trợ bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra ATTP; được trang bị trang phục và được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09-02-2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg ngày 27-01-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành.
Phân công chuẩn bị Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thủ tướng Chính phủ vừa phân công các Bộ trưởng chuẩn bị nội dung Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (từ ngày 10 đến 12-12-2018). Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuẩn bị dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung các Pháp lệnh có quy định liên quan đến quy hoạch. Bộ trưởng Bộ Tài chính chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ về việc bổ sung mua bù gạo dự trữ quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ về việc thực hiện một số quy định của luật về chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị định về hoạt động triển lãm.
Mức trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất
Đối tượng phải trả và mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định cụ thể tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Theo đó, đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng gồm:
1- Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
2- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.
3- Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định hiện hành.
4- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này, bao gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.
5- Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.
6- Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện chi trả trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này.
Nghị định quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:
- Cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm;
- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm;
- Cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3;
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ;
- Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ.
Nghị định cũng nêu rõ những trường hợp được miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, trường hợp được miễn, giảm gồm: 1- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra, làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của mình dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; 2- Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó; 3- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả nợ cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Tổ chức, cá nhân được miễn 100% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 70% đến 100% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh hoặc trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân được giảm tối đa 50% số tiền phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp mức độ rủi ro thiệt hại về vốn và tài sản của bên chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 40% đến dưới 70% so với tổng tài sản hoặc phương án sản xuất, kinh doanh./.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương  (28/11/2018)
Quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo, tín ngưỡng  (28/11/2018)
Trí thức Nga hiện nay nhận định về Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô  (28/11/2018)
Huyện Thạnh Phú khắc phục hạn chế, giải quyết đồng bộ vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn  (28/11/2018)
Trao tặng 238 xe lăn cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh  (28/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển