Việt Nam - Australia ký Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng
Nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Christopher Pyne, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Australia từ ngày 06 đến 08-11-2018.
Chiều 08-11-2018, Bộ trưởng Pyne đã chủ trì lễ đón chính thức Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch. Ngay sau lễ đón, hai Bộ trưởng ký Tuyên bố tầm nhìn chung về thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt Nam - Australia và tiến hành hội đàm.
Bộ trưởng Pyne nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm trong bối cảnh hai nước đang thiết thực tổ chức các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm quan hệ quốc phòng và đặc biệt là việc hai bên vừa nâng cấp quan hệ thành “Đối tác chiến lược”.
Bộ trưởng Pyne khẳng định Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Australia ở khu vực và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam, trong đó có quan hệ quốc phòng.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh Australia là đối tác rất quan trọng của Việt Nam và tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần vào triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai bộ trưởng cũng thông tin về tình hình mỗi nước và trao đổi các vấn đề an ninh khu vực cùng quan tâm.
Về hợp tác quốc phòng, hai bên đánh giá cao kết quả đạt được thời gian qua, theo sát các nội dung trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2010 và là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Hai Bộ trưởng cũng đánh giá cao sự tham vấn và phối hợp tại các diễn đàn quốc phòng đa phương khu vực, đặc biệt là trong khuôn khổ ADMM+.
Nhân dịp này, thay mặt Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ cảm ơn chân thành Bộ Quốc phòng Australia đã tổ chức các khóa học, dành nhiều suất học bổng chuyên ngành và ngôn ngữ cho cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng như hỗ trợ Việt Nam triển khai Bệnh viện dã chiến cấp hai đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan vừa qua.
Về phương hướng thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục tập trung thúc đẩy hợp tác trong trao đổi đoàn cấp cao; đối thoại - tham vấn, đào tạo; hợp tác giữa các quân binh chủng; tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc; khắc phục hậu quả chiến tranh; trao đổi kinh nghiệm chống khủng bố; chia sẻ thông tin và an toàn bay…
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch mong muốn Australia ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công các sự kiện quốc phòng-quân sự trong năm 2020, khi Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng đề nghị Bộ Quốc phòng Australia ủng hộ để triển khai những hoạt động hợp tác theo khuôn khổ Bản Ghi nhớ về Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh mà Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã ký với Chương trình 504 của Chính phủ Việt Nam vào tháng 3-2015.
Liên quan các vấn đề trên biển, hai bộ trưởng đánh giá cao tầm quan trọng của an ninh an toàn và tự do hàng hải, hàng không trong khu vực và thống nhất các tranh chấp cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết: “Sau 20 năm chính thức thiết lập quan hệ quốc phòng, chúng ta hài lòng về những kết quả đã đạt được. Tôi tin tưởng rằng cùng với các thỏa thuận hợp tác hiện có và Tuyên bố tầm nhìn chung về thúc đẩy quan hệ quốc phòng vừa được hai bên ký kết, quan hệ quốc phòng Việt Nam - Australia sẽ tiếp tục có những bước tiến mới, phù hợp với lợi ích của hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới”.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã trân trọng mời Bộ trưởng Christopher Pyne thăm chính thức Việt Nam. Bộ trưởng Pyne đã vui vẻ nhận lời.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã đến thăm tàu HMAS Canberra./.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời một số vấn đề dư luận quan tâm  (08/11/2018)
Cần đôn đốc, giám sát, kiểm tra thường xuyên việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng  (08/11/2018)
Công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới  (08/11/2018)
Năm “đạo” băng hoại nhân quần  (08/11/2018)
Đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền địa phương và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh xây dựng Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay  (08/11/2018)
Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước  (08/11/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên