Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời một số vấn đề dư luận quan tâm
TCCSĐT - Chiều 08-11-2018, tại buổi Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời những câu hỏi báo chí và dư luận quan tâm.
Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam
Tại cuộc Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 08-11, tại Hà Nội, trả lời các câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng về việc vừa qua Trung Quốc đưa vào sử dụng các trạm quan trắc trên một số cấu trúc ở quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việc Trung Quốc đưa vào sử dụng các trạm quan trắc trên các cấu trúc xây dựng, cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nói trên, tuân thủ nghiêm “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và khu vực cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.
Việt Nam hoan nghênh việc Liên hợp quốc kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba
Tại cuộc Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, liên quan đến việc Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam hoan nghênh việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba.
Việt Nam cho rằng việc tiếp tục duy trì lệnh cấm vận đối với Cuba là không phù hợp, cần sớm được dỡ bỏ hoàn toàn, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân Cuba, góp phần quan trọng vào việc phát triển cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực châu Mỹ”.
Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 01-11 đã kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận nhiều thập kỷ qua đối với Cuba bằng việc thông qua nghị quyết với tỷ lệ đồng thuận áp đảo, 189 trên 193 phiếu thuận.
Mỹ và Israel bỏ phiếu chống còn Ukraine và Moldova là hai nước không tham gia bỏ phiếu. Tổ chức gồm 193 nước thành viên cũng bác bỏ việc Mỹ chỉ trích Cuba vi phạm nhân quyền.
Đây là lần thứ 27 liên tiếp Đại hội đồng Liên hợp quốc ra nghị quyết kêu gọi việc dỡ bỏ lệnh cấm vận Mỹ đã áp đặt với Cuba kể từ năm 1962. Tuy nhiên, nghị quyết này không có tính ràng buộc.
Năm ngoái Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng bỏ phiếu nghị quyết kêu gọi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Cuba với tỷ lệ 191/193 phiếu đồng thuận. Khi đó, 2 nước bỏ phiếu chống vẫn là Mỹ và Israel./.
Cần đôn đốc, giám sát, kiểm tra thường xuyên việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng  (08/11/2018)
Công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới  (08/11/2018)
Năm “đạo” băng hoại nhân quần  (08/11/2018)
Đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền địa phương và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh xây dựng Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay  (08/11/2018)
Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước  (08/11/2018)
Con đường đến với nguồn máu an toàn  (08/11/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay