Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng tầm đối ngoại đa phương
22:11, ngày 14-10-2018
TCCSĐT - Sáng 14-10-2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam lên đường sang thủ đô Vienne, Cộng hòa Áo, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 12, Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và các Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) và thăm chính thức Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Đan Mạch, thăm làm việc tại Liên minh châu Âu từ ngày 14 đến ngày 21-10.
Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Cộng hòa Áo Sebastian Kurz, Thủ tướng Vương quốc Bỉ Charles Michel, Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen.
Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến công tác đối ngoại tại châu Âu lần này có Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Tham gia đoàn còn có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam, Đại sứ Việt Nam tại Áo Lê Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12) với chủ đề “Châu Á và châu Âu: Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu”, sẽ họp trong hai ngày 18 và 19-10-2018 tại Brussels, Bỉ. Hội nghị được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng, diễn ra vào thời điểm tình hình quốc tế và khu vực cũng như hợp tác đa phương đứng trước những cơ hội và thách thức chưa từng có.
Hội nghị không chỉ hứa hẹn chuyển đi thông điệp mạnh mẽ về một ASEM có trách nhiệm và có khả năng thích ứng trong cục diện mới, đi đầu thúc đẩy hợp tác đa phương, đóng góp xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu hiệu quả, công bằng và dân chủ hơn, mà nó còn được kỳ vọng sẽ là cơ hội để các nhà lãnh đạo ở hai châu lục thảo luận cởi mở, xây dựng và thực chất về các vấn đề kinh tế, tài chính, các vấn đề khu vực và toàn cầu đang nổi lên hiện nay, đề ra những định hướng và biện pháp cụ thể nhằm tạo động lực mới cho quan hệ đối tác Á-Âu, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên thế giới, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm và ứng phó hữu hiệu hơn với các thách thức toàn cầu.
Tham gia Diễn đàn ASEM với tư cách thành viên sáng lập năm 1996, hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam tự hào là một thành viên năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc có ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM. Chúng ta đã đề xuất 24 sáng kiến và đồng bảo trợ 27 sáng kiến, đưa Việt Nam trở thành một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn với nhiều sáng kiến thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân như phát triển bền vững, an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững, quản lý nguồn nước, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, giáo dục-đào tạo, phát triển doanh nghiệp, giao lưu thanh niên...
Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến công tác đối ngoại tại châu Âu lần này có Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Tham gia đoàn còn có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam, Đại sứ Việt Nam tại Áo Lê Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12) với chủ đề “Châu Á và châu Âu: Quan hệ đối tác toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu”, sẽ họp trong hai ngày 18 và 19-10-2018 tại Brussels, Bỉ. Hội nghị được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng, diễn ra vào thời điểm tình hình quốc tế và khu vực cũng như hợp tác đa phương đứng trước những cơ hội và thách thức chưa từng có.
Hội nghị không chỉ hứa hẹn chuyển đi thông điệp mạnh mẽ về một ASEM có trách nhiệm và có khả năng thích ứng trong cục diện mới, đi đầu thúc đẩy hợp tác đa phương, đóng góp xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu hiệu quả, công bằng và dân chủ hơn, mà nó còn được kỳ vọng sẽ là cơ hội để các nhà lãnh đạo ở hai châu lục thảo luận cởi mở, xây dựng và thực chất về các vấn đề kinh tế, tài chính, các vấn đề khu vực và toàn cầu đang nổi lên hiện nay, đề ra những định hướng và biện pháp cụ thể nhằm tạo động lực mới cho quan hệ đối tác Á-Âu, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên thế giới, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm và ứng phó hữu hiệu hơn với các thách thức toàn cầu.
Tham gia Diễn đàn ASEM với tư cách thành viên sáng lập năm 1996, hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam tự hào là một thành viên năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc có ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM. Chúng ta đã đề xuất 24 sáng kiến và đồng bảo trợ 27 sáng kiến, đưa Việt Nam trở thành một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn với nhiều sáng kiến thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân như phát triển bền vững, an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững, quản lý nguồn nước, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, giáo dục-đào tạo, phát triển doanh nghiệp, giao lưu thanh niên...
Cũng trong chuyến đi này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm song phương Áo, Bỉ và Đan Mạch. Đây đều là những đối tác quan trọng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa... Với Áo, hai nước thường xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc, trao đổi các đoàn cấp cao, hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Với Bỉ, đây hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam trong EU, với số vốn đầu tư vào Việt Nam khoảng 600 triệu USD. Còn với Đan Mạch, năm 2018 là năm kỷ niệm 5 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Hai bên cũng đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với nhau trên các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN-EU.
Chuyến công du tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 12; Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và các Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G); thăm chính thức Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Đan Mạch và làm việc tại Liên minh châu Âu lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đồng thời, cũng truyền tải thông điệp Việt Nam muốn hội nhập quốc tế sâu rộng, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương, tham gia hiệu quả vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu tại các tổ chức đa phương./.
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết  (13/10/2018)
Số ca mắc bệnh chân tay miệng tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương  (13/10/2018)
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2023  (13/10/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam