Việt Nam luôn coi trọng cơ chế hợp tác Mekong - Nhật Bản
Khoảng 9 giờ 30 sáng 09-10 theo giờ địa phương, tức khoảng 7 giờ 30 cùng ngày theo giờ Hà Nội, Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 đã khai mạc tại Nhà khách Quốc gia Akasaka ở thủ đô Tokyo dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nhật Bản S. Abe. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongluon Sisoulith, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi đã tham dự hội nghị.
Cho tới nay, Nhật Bản và các nước Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam đã tiến hành chín hội nghị cấp cao, 11 hội nghị bộ trưởng kinh tế, đã đạt được nhiều thỏa thuận và kết quả cụ thể.
Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 nhằm đánh giá 10 năm hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Mekong - Nhật Bản và ba năm triển khai “Chiến lược Tokyo 2015” với những kết quả nổi bật trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, quản lý thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, giao lưu nhân dân…
Năm 2015, Nhật Bản đã cam kết 750 tỷ yen vốn ODA hỗ trợ các nước Mekong triển khai Chiến lược Tokyo 2015, thúc đẩy tăng cường kết nối các nước thông qua các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao.
Tại hội nghị lần này, dự kiến, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc thúc đẩy hợp tác Mekong - Nhật Bản cho phù hợp với tình hình khu vực và thế giới, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới; xem xét khuyến nghị của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Nhật Bản lần thứ 11 về việc thành lập ba trụ cột chính mới của Hợp tác Mekong - Nhật Bản; thảo luận và xem xét thông qua Chiến lược Tokyo 2018 về hợp tác Mekong - Nhật Bản.
Với quyết tâm cao từ phía Nhật Bản và các nước tiểu vùng Mekong, Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 được kỳ vọng sẽ tạo một dấu mốc mới trong hợp tác Mekong - Nhật Bản với việc thông qua “Chiến lược hợp tác Tokyo 2018” định hướng cho hợp tác Mekong-Nhật Bản giai đoạn 2019 - 2021.
Nằm ở vị trí cửa ngõ của khu vực Mekong, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia tiểu vùng, nhất là cơ chế hợp tác Mekong - Nhật Bản. Ngay từ khi cơ chế hợp tác này được hình thành, Việt Nam đã thể hiện vai trò của một quốc gia có trách nhiệm, năng động và tích cực.
Sau 10 năm hợp tác, với những đóng góp hiệu quả, Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò, có tiếng nói quan trọng trong nhiều vấn đề lớn của hợp tác Mekong - Nhật Bản. Việt Nam là đối tác tin cậy, sẵn sàng cùng Nhật Bản và các nước xây dựng các kế hoạch hợp tác dài hạn hướng tới mục tiêu chung là phát triển và thu hẹp khoảng cách phát triển của các nước tiểu vùng Mekong.
Trong khuôn khổ hợp tác, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng, nỗ lực trong việc tạo thuận lợi cho giao thông và lưu thông thương mại, các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, xây dựng nguồn nhân lực và hạ tầng cơ sở, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Việt Nam cũng đã kiên trì thúc đẩy và đưa vấn đề hợp tác nguồn nước sông Mekong trở thành một nội dung quan trọng của hợp tác, gắn kết cơ chế Mekong - Nhật Bản với Ủy hội sông Mekong (MRC).
Sau 10 năm hợp tác, với những đóng góp hiệu quả và tích cực, Việt Nam đã ngày càng thể hiện vai trò, có tiếng nói quan trọng trong nhiều vấn đề lớn của hợp tác Mekong - Nhật Bản./.
Thúc đẩy quyền của trẻ em gái để thay đổi và phát triển  (09/10/2018)
Báo chí Nhật đưa tin đậm về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  (09/10/2018)
Cần những tiến bộ y học trong ngành sản phụ khoa  (09/10/2018)
Từ “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến phong trào thi đua yêu nước hiện nay  (09/10/2018)
Lễ hội cộng đồng Tây Nguyên  (09/10/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên