Chủ tịch Quốc hội dự MSEAP-3: Nâng cao vai trò ngoại giao nghị viện
23:56, ngày 05-10-2018
Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang, đồng Chủ tịch sáng lập Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu và lời mời của Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu lần thứ 3 (MSEAP-3) và thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 07 đến 12-10-2018.
Góp phần định hình các thể chế đa phương
Trong xu thế đẩy mạnh hợp tác Á - Âu trên nhiều lĩnh vực, năm 2016, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cùng đưa ra sáng kiến hình thành hợp tác Nghị viện Á Âu với cơ chế Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu (MSEAP), được tổ chức hằng năm nhằm phối hợp hành động giữa các cơ quan lập pháp khu vực Á Âu và nâng cao vai trò của ngoại giao nghị viện.
Văn kiện cuối cùng của Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu là Tuyên bố chung được ký bởi các trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Những năm qua, Quốc hội Việt Nam đã cử đoàn cấp Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự hai Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu tại Nga (năm 2016) và tại Hàn Quốc (năm 2017).
Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 1 và Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu lần thứ 2 với sự tham dự của hơn 24 nghị viện các nước trong khu vực cho thấy "sức thu hút” của diễn đàn mới này với chương trình nghị sự toàn diện, đồng thời là dịp để tăng cường tiếp xúc song phương cấp cao giữa các nước.
Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), được tổ chức tại thành phố Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, do Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc và Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đồng chủ trì.
Chủ đề chung của Hội nghị là “Hợp tác kinh tế, Môi trường và Phát triển bền vững ở Á Âu." Các đại biểu sẽ thảo luận về các vấn đề hiện nay trong hợp tác khu vực Á Âu, tập trung ưu tiên lĩnh vực kinh tế, môi trường vì sự phát triển bền vững của các nước Á Âu.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP 3 nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội XII của Đảng là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực đóng góp định hình các thể chế đa phương.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP 3 khẳng định cam kết chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương; tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam tại các cơ chế hợp tác nghị viện khu vực và thế giới, qua đó góp phần thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao chung của Nhà nước, vì lợi ích quốc gia, hài hòa với lợi ích khu vực. Đây cũng là dịp để các đại biểu của Quốc hội Việt Nam tiếp xúc, trao đổi với nghị sỹ các nước về những mối quan tâm chung của khu vực và thế giới, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động của nghị viện...; kết nối hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với các nghị viện khu vực Á Âu.
Việc Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP 3 tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ góp phần củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, hai Quốc hội, đồng thời thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam đối với Liên bang Nga và Hàn Quốc, với cương vị đồng chủ tịch cơ chế hợp tác quan trọng này.
Với sự tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động ngoại giao nghị viện trên thế giới và khu vực, Quốc hội Việt Nam ủng hộ những hoạt động hợp tác với các nghị viện Á Âu, đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng chung trên thế giới.
Tăng cường hợp tác nhiều mặt với Thổ Nhĩ Kỳ
Sau khi tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu sẽ thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Đây lần đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là chuyến thăm cao nhất của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh năm 2018 hai nước kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời ghi dấu mốc mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ có dân số khoảng 80 triệu người, với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới, là một điểm sáng trong khu vực với mức tăng trưởng 7,4% năm 2017. Tổng GDP của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 861 tỷ USD, lớn thứ 18 thế giới (năm 2017), bình quân đầu người là 11.014 USD.
Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lợi thế và tài nguyên thiên nhiên phong phú, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp ôtô phát triển, ngành du lịch là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bình quân hằng năm nước bạn đón 40 triệu lượt khách quốc tế...
Là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành đối tác đối thoại theo lĩnh vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 8/2017. Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác tin cậy và mạnh mẽ trong khu vực.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 07-6-1978, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước phát triển tốt đẹp với nền tảng quan trọng là sự tin cậy chính trị. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp.
Các đoàn cấp cao Việt Nam thăm Thổ Nhĩ Kỳ như: Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (tháng 11-1999); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (tháng 6-2009); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên (tháng 02-2011); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (tháng 6-2010; tháng 5-2011). Về phía lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thăm Việt Nam có: Phó Thủ tướng kiêm Quốc vụ khanh Bulent Arinc (tháng 02-2011), Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim (tháng 8-2017).
Hai nước đã tổ chức họp Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần thứ 3 (tháng 3-2014), họp ủy ban hỗn hợp lần thứ 7 (tháng 7-2017 tại Hà Nội).
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lập trường của Việt Nam và các nước ASEAN về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, tôn trọng luật pháp quốc tế; bày tỏ ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông. Năm 2017, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt trên 2,1 tỷ USD (Việt Nam xuất 1,9 tỷ USD). Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại hai nước đạt 970 triệu USD (Việt Nam xuất 843 triệu USD).
Thổ Nhĩ Kỳ là cửa ngõ để các mặt hàng như gạo, cao su, chè, hàng may mặc, giày dép, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ... vào thị trường Trung Đông và Liên minh châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam phôi thép, sắt thép, vật liệu xây dựng, bông, hóa chất, phụ tùng ôtô...
Về đầu tư, Thổ Nhĩ Kỳ có 15 dự án còn hiệu lực; tổng số vốn đăng ký 704 triệu USD, đứng thứ 26/126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tháng 6-2016, Hãng hàng không Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines) mở đường bay thẳng từ Istanbul tới Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm đánh giá sự phát triển của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực; khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực Trung Đông, Tây Á; trao đổi và đề xuất các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực hai bên có tiềm năng; tranh thủ sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Chuyến thăm nhằm thúc đẩy tin cậy chính trị và thực hiện hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết hợp tác giữa hai nước, cũng như giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; môi trường đầu tư của Việt Nam với chính giới và doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ, tạo cơ hội cho các doanh nhân hai nước tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu đối tác và cơ hội hợp tác, đầu tư.
Lãnh đạo Quốc hội hai nước cũng sẽ trao đổi về tình hình hợp tác hai bên, bàn phương hướng tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động nghị viện trong khuôn khổ song phương, phối hợp tại các diễn đàn nghị viện đa phương, cũng như trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.../.
Trong xu thế đẩy mạnh hợp tác Á - Âu trên nhiều lĩnh vực, năm 2016, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cùng đưa ra sáng kiến hình thành hợp tác Nghị viện Á Âu với cơ chế Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu (MSEAP), được tổ chức hằng năm nhằm phối hợp hành động giữa các cơ quan lập pháp khu vực Á Âu và nâng cao vai trò của ngoại giao nghị viện.
Văn kiện cuối cùng của Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu là Tuyên bố chung được ký bởi các trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Những năm qua, Quốc hội Việt Nam đã cử đoàn cấp Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự hai Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu tại Nga (năm 2016) và tại Hàn Quốc (năm 2017).
Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 1 và Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu lần thứ 2 với sự tham dự của hơn 24 nghị viện các nước trong khu vực cho thấy "sức thu hút” của diễn đàn mới này với chương trình nghị sự toàn diện, đồng thời là dịp để tăng cường tiếp xúc song phương cấp cao giữa các nước.
Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), được tổ chức tại thành phố Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, do Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc và Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đồng chủ trì.
Chủ đề chung của Hội nghị là “Hợp tác kinh tế, Môi trường và Phát triển bền vững ở Á Âu." Các đại biểu sẽ thảo luận về các vấn đề hiện nay trong hợp tác khu vực Á Âu, tập trung ưu tiên lĩnh vực kinh tế, môi trường vì sự phát triển bền vững của các nước Á Âu.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP 3 nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội XII của Đảng là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực đóng góp định hình các thể chế đa phương.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP 3 khẳng định cam kết chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương; tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam tại các cơ chế hợp tác nghị viện khu vực và thế giới, qua đó góp phần thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao chung của Nhà nước, vì lợi ích quốc gia, hài hòa với lợi ích khu vực. Đây cũng là dịp để các đại biểu của Quốc hội Việt Nam tiếp xúc, trao đổi với nghị sỹ các nước về những mối quan tâm chung của khu vực và thế giới, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động của nghị viện...; kết nối hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với các nghị viện khu vực Á Âu.
Việc Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP 3 tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ góp phần củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, hai Quốc hội, đồng thời thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam đối với Liên bang Nga và Hàn Quốc, với cương vị đồng chủ tịch cơ chế hợp tác quan trọng này.
Với sự tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động ngoại giao nghị viện trên thế giới và khu vực, Quốc hội Việt Nam ủng hộ những hoạt động hợp tác với các nghị viện Á Âu, đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng chung trên thế giới.
Tăng cường hợp tác nhiều mặt với Thổ Nhĩ Kỳ
Sau khi tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu sẽ thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Đây lần đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là chuyến thăm cao nhất của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh năm 2018 hai nước kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời ghi dấu mốc mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ có dân số khoảng 80 triệu người, với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới, là một điểm sáng trong khu vực với mức tăng trưởng 7,4% năm 2017. Tổng GDP của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 861 tỷ USD, lớn thứ 18 thế giới (năm 2017), bình quân đầu người là 11.014 USD.
Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lợi thế và tài nguyên thiên nhiên phong phú, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp ôtô phát triển, ngành du lịch là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bình quân hằng năm nước bạn đón 40 triệu lượt khách quốc tế...
Là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành đối tác đối thoại theo lĩnh vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 8/2017. Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác tin cậy và mạnh mẽ trong khu vực.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 07-6-1978, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước phát triển tốt đẹp với nền tảng quan trọng là sự tin cậy chính trị. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp.
Các đoàn cấp cao Việt Nam thăm Thổ Nhĩ Kỳ như: Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (tháng 11-1999); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (tháng 6-2009); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên (tháng 02-2011); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (tháng 6-2010; tháng 5-2011). Về phía lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thăm Việt Nam có: Phó Thủ tướng kiêm Quốc vụ khanh Bulent Arinc (tháng 02-2011), Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim (tháng 8-2017).
Hai nước đã tổ chức họp Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần thứ 3 (tháng 3-2014), họp ủy ban hỗn hợp lần thứ 7 (tháng 7-2017 tại Hà Nội).
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ lập trường của Việt Nam và các nước ASEAN về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, tôn trọng luật pháp quốc tế; bày tỏ ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông. Năm 2017, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt trên 2,1 tỷ USD (Việt Nam xuất 1,9 tỷ USD). Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại hai nước đạt 970 triệu USD (Việt Nam xuất 843 triệu USD).
Thổ Nhĩ Kỳ là cửa ngõ để các mặt hàng như gạo, cao su, chè, hàng may mặc, giày dép, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ... vào thị trường Trung Đông và Liên minh châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam phôi thép, sắt thép, vật liệu xây dựng, bông, hóa chất, phụ tùng ôtô...
Về đầu tư, Thổ Nhĩ Kỳ có 15 dự án còn hiệu lực; tổng số vốn đăng ký 704 triệu USD, đứng thứ 26/126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tháng 6-2016, Hãng hàng không Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines) mở đường bay thẳng từ Istanbul tới Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm đánh giá sự phát triển của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực; khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực Trung Đông, Tây Á; trao đổi và đề xuất các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực hai bên có tiềm năng; tranh thủ sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Chuyến thăm nhằm thúc đẩy tin cậy chính trị và thực hiện hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết hợp tác giữa hai nước, cũng như giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; môi trường đầu tư của Việt Nam với chính giới và doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ, tạo cơ hội cho các doanh nhân hai nước tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu đối tác và cơ hội hợp tác, đầu tư.
Lãnh đạo Quốc hội hai nước cũng sẽ trao đổi về tình hình hợp tác hai bên, bàn phương hướng tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động nghị viện trong khuôn khổ song phương, phối hợp tại các diễn đàn nghị viện đa phương, cũng như trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.../.
Điện, thư chia buồn về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần  (05/10/2018)
Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đồ Mười tại một số nơi trên thế giới  (05/10/2018)
Ngày thứ tư Hội nghị TW 8: Thảo luận quy định trách nhiệm nêu gương  (05/10/2018)
Diễn biến của dịch sởi và khuyến cáo của Bộ Y tế  (05/10/2018)
Về Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ  (05/10/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay