Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng trong tháng Chín
20:53, ngày 29-09-2018
TCCSĐT - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín của Hà Nội tăng 1,08% so với tháng trước, còn Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,81% so với tháng trước.
Cục Thống kê thành phố Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín tăng 1,08% so với tháng trước và tăng 5,16% so cùng kỳ. Nguyên nhân khiến chỉ số giá tháng này tăng so với tháng trước là do ảnh hưởng của nhóm giáo dục.
Cụ thể, nhóm giáo dục tăng 11,78% do tháng Chín khai giảng năm học mới, sức mua các mặt hàng đồng phục, sách giáo khoa, đồ dùng học tập tăng khoảng 3 - 5% so với năm trước khiến giá một số mặt hàng phục vụ nhu cầu học tập như vở viết, bút và một số mặt hàng khác tăng nhẹ.
Thêm vào đó, giá học phí các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học và một số trường đại học, cao đẳng trong hệ thống công lập cũng tăng.
Theo lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu, giá xăng dầu tăng nhẹ vào ngày 06-9-2018 và tăng tiếp vào ngày 21-9-2018. Tuy nhiên, để tri ân khách hàng, cứ vào thứ Sáu hằng tuần của tháng Chín, Petrolimex giảm 300 đồng/lít xăng và dầu diezel. Việc giảm giá định kỳ vào thứ Sáu trong tháng đã khiến cho chỉ số nhóm xăng dầu có tăng nhưng mức tăng không cao.
Ngoài ra một số mặt hàng trong nhóm như phụ tùng ôtô, xe máy, sửa chữa bảo dưỡng xe... cũng tăng nhẹ khiến cho nhóm giao thông tăng 0,58% so với tháng trước.
Một số vật liệu xây dựng như gạch, sơn... tăng nhẹ, giá gas được điều chỉnh tăng 10.000 đồng/bình 12kg từ 01-9 khiến cho nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng (tăng 0,31% so tháng trước).
Bình quân 9 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,99% so cùng kỳ, trong đó 10 nhóm hàng tăng, 1 nhóm hàng giảm (nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 1,38%). Chỉ số giá vàng tăng 4,3% so cùng kỳ, chỉ số USD tăng 0,79%.
Về thương mại dịch, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 9 ước đạt 216.215 tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và 8,3% so cùng kỳ năm trước.
Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiếp tục có xu hướng tăng khá so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín đạt 44.390 tỷ đồng, tăng 2,1% so tháng trước và 8,1% so cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 367.839 tỷ đồng, tăng 8,9% so cùng kỳ.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 221.111 tỷ đồng, tăng 12,1%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 40.618 tỷ đồng, tăng 7,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 8.077 tỷ đồng, tăng 6,9% và doanh thu dịch vụ khác đạt 98.033 tỷ đồng, tăng 2,9%.
Về ngoại thương, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội tháng 9 đạt 1.352 triệu USD, giảm 2,1% so với tháng trước nhưng tăng 41,8% so cùng kỳ; trong đó, kinh tế nhà nước đạt 170 triệu USD, giảm 5,6% và tăng 20,7%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 590 triệu USD, giảm 0,8% và tăng 77,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 592 triệu USD, giảm 2,3% và tăng 23,2%.
Tính chung 9 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn thành phố tiếp tục có mức tăng trưởng khá và đạt 10.512 triệu USD, tăng 21,6% so cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Chín đạt 2.460 triệu USD, giảm 2% so tháng trước và tăng 9,1% so cùng kỳ. Tính chung 9 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 22.492 triệu USD, tăng 6,5% so cùng kỳ, trong đó, kinh tế nhà nước đạt 9.825 triệu USD, giảm 0,2%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 7.833 triệu USD, tăng 18,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.834 triệu USD, tăng 4,1%.
Thành phố Hà Nội đang tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh để cải cách hành chính, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
Ngày 29-9, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cũng công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín của thành phố tăng 0,81% so với tháng Tám và tăng 3,42% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong tổng số 11 nhóm hàng được thống kê trong tháng 9, chỉ có duy nhất một nhóm hàng giảm giá là nhóm bưu chính viễn thông với mức giảm 0,06% so với tháng 8. Còn lại tất cả các nhóm hàng khác đều tăng giá so với tháng 8. Cụ thể, dẫn đầu nhóm hàng tăng giá trong tháng 9 là nhóm hàng giáo dục với mức tăng 5,22% so với tháng 8.
Lý giải nguyên nhân nhóm hàng giáo dục tăng cao trong tháng này, các chuyên gia cho rằng do tháng 9 hàng năm là thời điểm mùa tựu trường năm học mới, nên nhu cầu mua sắm các sản phẩm đồ dùng học tập thường tăng so với các tháng khác trong năm.
Tiếp theo, có thể kể đến các nhóm hàng tăng giá trong tháng 9-2018, gồm: hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,33%; hàng hóa và dịch vụ khác 0,12%; giao thông 0,01%; thiết bị và đồ dùng gia đình 0,43%; văn hóa, giải trí và du lịch 0,45%; may mặc, mũ nón, giày dép với mức giảm 0,04%; thuốc và dịch vụ y tế 0,08%; đồ uống và thuốc lá 0,02%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống 0,63% so với tháng 8.
Đặc biệt, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tất cả 3 nhóm hàng lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình đều tăng giá lần lượt ở mức 0,51%; 0,42%; 0,94% so với tháng 8.
Trong tháng 9-2018, diễn biến ngược chiều với chỉ số CPI, chỉ số vàng giảm ở mức 0,24% và chỉ số USD tăng 0,09 % so với tháng 8./.
Cụ thể, nhóm giáo dục tăng 11,78% do tháng Chín khai giảng năm học mới, sức mua các mặt hàng đồng phục, sách giáo khoa, đồ dùng học tập tăng khoảng 3 - 5% so với năm trước khiến giá một số mặt hàng phục vụ nhu cầu học tập như vở viết, bút và một số mặt hàng khác tăng nhẹ.
Thêm vào đó, giá học phí các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học và một số trường đại học, cao đẳng trong hệ thống công lập cũng tăng.
Theo lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu, giá xăng dầu tăng nhẹ vào ngày 06-9-2018 và tăng tiếp vào ngày 21-9-2018. Tuy nhiên, để tri ân khách hàng, cứ vào thứ Sáu hằng tuần của tháng Chín, Petrolimex giảm 300 đồng/lít xăng và dầu diezel. Việc giảm giá định kỳ vào thứ Sáu trong tháng đã khiến cho chỉ số nhóm xăng dầu có tăng nhưng mức tăng không cao.
Ngoài ra một số mặt hàng trong nhóm như phụ tùng ôtô, xe máy, sửa chữa bảo dưỡng xe... cũng tăng nhẹ khiến cho nhóm giao thông tăng 0,58% so với tháng trước.
Một số vật liệu xây dựng như gạch, sơn... tăng nhẹ, giá gas được điều chỉnh tăng 10.000 đồng/bình 12kg từ 01-9 khiến cho nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng (tăng 0,31% so tháng trước).
Bình quân 9 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,99% so cùng kỳ, trong đó 10 nhóm hàng tăng, 1 nhóm hàng giảm (nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 1,38%). Chỉ số giá vàng tăng 4,3% so cùng kỳ, chỉ số USD tăng 0,79%.
Về thương mại dịch, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 9 ước đạt 216.215 tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và 8,3% so cùng kỳ năm trước.
Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiếp tục có xu hướng tăng khá so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín đạt 44.390 tỷ đồng, tăng 2,1% so tháng trước và 8,1% so cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 367.839 tỷ đồng, tăng 8,9% so cùng kỳ.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 221.111 tỷ đồng, tăng 12,1%; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 40.618 tỷ đồng, tăng 7,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 8.077 tỷ đồng, tăng 6,9% và doanh thu dịch vụ khác đạt 98.033 tỷ đồng, tăng 2,9%.
Về ngoại thương, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội tháng 9 đạt 1.352 triệu USD, giảm 2,1% so với tháng trước nhưng tăng 41,8% so cùng kỳ; trong đó, kinh tế nhà nước đạt 170 triệu USD, giảm 5,6% và tăng 20,7%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 590 triệu USD, giảm 0,8% và tăng 77,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 592 triệu USD, giảm 2,3% và tăng 23,2%.
Tính chung 9 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn thành phố tiếp tục có mức tăng trưởng khá và đạt 10.512 triệu USD, tăng 21,6% so cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Chín đạt 2.460 triệu USD, giảm 2% so tháng trước và tăng 9,1% so cùng kỳ. Tính chung 9 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 22.492 triệu USD, tăng 6,5% so cùng kỳ, trong đó, kinh tế nhà nước đạt 9.825 triệu USD, giảm 0,2%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 7.833 triệu USD, tăng 18,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.834 triệu USD, tăng 4,1%.
Thành phố Hà Nội đang tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh để cải cách hành chính, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
Ngày 29-9, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cũng công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín của thành phố tăng 0,81% so với tháng Tám và tăng 3,42% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong tổng số 11 nhóm hàng được thống kê trong tháng 9, chỉ có duy nhất một nhóm hàng giảm giá là nhóm bưu chính viễn thông với mức giảm 0,06% so với tháng 8. Còn lại tất cả các nhóm hàng khác đều tăng giá so với tháng 8. Cụ thể, dẫn đầu nhóm hàng tăng giá trong tháng 9 là nhóm hàng giáo dục với mức tăng 5,22% so với tháng 8.
Lý giải nguyên nhân nhóm hàng giáo dục tăng cao trong tháng này, các chuyên gia cho rằng do tháng 9 hàng năm là thời điểm mùa tựu trường năm học mới, nên nhu cầu mua sắm các sản phẩm đồ dùng học tập thường tăng so với các tháng khác trong năm.
Tiếp theo, có thể kể đến các nhóm hàng tăng giá trong tháng 9-2018, gồm: hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,33%; hàng hóa và dịch vụ khác 0,12%; giao thông 0,01%; thiết bị và đồ dùng gia đình 0,43%; văn hóa, giải trí và du lịch 0,45%; may mặc, mũ nón, giày dép với mức giảm 0,04%; thuốc và dịch vụ y tế 0,08%; đồ uống và thuốc lá 0,02%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống 0,63% so với tháng 8.
Đặc biệt, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tất cả 3 nhóm hàng lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình đều tăng giá lần lượt ở mức 0,51%; 0,42%; 0,94% so với tháng 8.
Trong tháng 9-2018, diễn biến ngược chiều với chỉ số CPI, chỉ số vàng giảm ở mức 0,24% và chỉ số USD tăng 0,09 % so với tháng 8./.
Điện thăm hỏi về trận động đất và sóng thần tại Indonesia  (29/09/2018)
Đẩy nhanh tiến độ thông xe cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên  (29/09/2018)
Đẩy nhanh tiến độ thông xe cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên  (29/09/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên