Công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán
TCCSĐT - Ngày 21-9-2018, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức lễ công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán. Tham dự và chủ trì buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán được ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-HĐTC, ngày 04-7-2018, của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia. Đây được coi là cuốn cẩm nang, với hệ thống những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử mà mỗi thẩm phán phải rèn luyện, tu dưỡng và phấn đấu; đồng thời là sự cam kết mạnh mẽ của Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia và các thẩm phán nói riêng, cán bộ, công chức ngành tòa án nói chung về việc giữ gìn đạo đức, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong quá trình dự thảo, Bộ Quy tắc nhận được sự ủng hộ cao và được các thẩm phán trên toàn quốc, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn có uy tín thảo luận, đóng góp ý kiến.
Nội dung Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán bao gồm Lời nói đầu, 03 chương, 17 điều, nêu rõ những chuẩn mực đạo đức của thẩm phán, như độc lập; liêm chính; vô tư, khách quan; công bằng, bình đẳng; đúng mực; tận tụy và không chậm trễ; năng lực và chuyên cần. Về quy tắc ứng xử của thẩm phán, Bộ Quy tắc quy định rõ những việc mà thẩm phán phải làm và không được làm trong từng trường hợp cụ thể, như khi thực hiện nhiệm vụ; tại cơ quan; với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí; với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; tại nơi cư trú; tại gia đình; tại nơi công cộng; với các hoạt động ngoài nhiệm vụ xét xử. Để quán triệt và triển khai Bộ Quy tắc, ngày 20-9-2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 02/CT-CA, “Về quán triệt và triển khai thực hiện Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán”.
Phát biểu tại buổi lễ, thẩm phán Park Hyun-soo, Giám đốc Dự án Văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam và ông Jacob Gammelgaard, Giám đốc thường trú Dự án Phát triển lập pháp quốc gia đều đánh giá cao Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán, đồng thời tin tưởng rằng, sự ra đời của Bộ Quy tắc này không những sẽ hỗ trợ cho các thẩm phán trong quá trình thực thi nhiệm vụ, mà còn góp phần củng cố niềm tin của người dân vào hoạt động của tòa án.
Trước câu hỏi của các phóng viên, biên tập viên báo chí về các nội dung liên quan đến Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán, đồng chí Nguyễn Hòa Bình cùng các đồng chí Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chu Thành Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học đã trao đổi, phân tích, làm rõ thêm về một số điều, khoản cụ thể trong nội dung Bộ Quy tắc, cũng như các biện pháp thiết thực để triển khai hiệu quả Bộ Quy tắc trên thực tế./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn SAP (CHLB Đức)  (21/09/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần  (21/09/2018)
Tỉ lệ tai biến sau tiêm chủng của Việt Nam như thế nào so với tiêu chuẩn thế giới?  (20/09/2018)
Thủ tướng chủ trì Phiên họp đầu Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử  (20/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên