Sẵn sàng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Trong 2 tháng qua, Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia vào các cuộc họp, đóng góp vào tất cả các văn kiện của Hội đồng Bảo an nhằm bảo vệ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các dân tộc.
Sáng ngày 6-6, ông Lê Hoài Trung, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao đã chủ trì cuộc họp báo thông tin về hoạt động của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 4 và 5-2008.
Theo đó, trong 2 tháng qua, Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia vào các cuộc họp, đóng góp vào tất cả các văn kiện của Hội đồng Bảo an nhằm bảo vệ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các dân tộc.
Việt Nam luôn thể hiện thái độ tích cực trong việc giải quyết các cuộc xung đột, khủng hoảng trên thế giới. Là một quốc gia đã từng trải qua chiến tranh và xây dựng hoà bình, Việt Nam cũng chia sẻ những kinh nghiệm và các quan ngại về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến an ninh và ổn định trong xây dựng hoà bình.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tích cực bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, khẳng định chủ quyền quốc gia, phối hợp tốt với các nước cùng quan điểm trong quá trình thương lượng dự thảo Nghị quyết gia hạn Ủy ban 1540 về chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loại, dự thảo Nghị quyết về chống cướp biển tại Xô-ma-li…, các Tuyên bố của Chủ tịch về các vấn đề cải tổ lĩnh vực an ninh, bảo vệ thường dân trong xung đột…
Sự tham gia của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an được các nước đánh giá cao. Các đề nghị sửa đổi của Việt Nam đối với các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an về việc gia hạn Ủy ban 1540, gia hạn Phái bộ Liên hợp quốc tại Xu-đăng, áp dụng các biện pháp chống cướp biển ngoài khơi Xô-ma-li… đều được ghi nhận và thể hiện trong Nghị quyết. Nhiều nước không liên kết đã bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò trong Phong trào Không liên kết và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Dư luận quốc tế cũng đánh giá cao hoạt động của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an. Trong loạt bài về Việt Nam của Tạp chí Nhà kinh tế (The Economist), hoạt động của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an đã được đánh giá rất cao “một đất nước tích cực thể hiện quan điểm và tìm giải pháp cho các vấn đề quốc tế…”
Trong tháng 6 này, cùng với việc tiếp tục tham gia các cuộc thảo luận theo dự kiến chương trình làm việc của Hội đồng Bảo an, việc hoàn thiện quá trình chuẩn bị để đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 7-2008 sẽ là một trọng tâm công tác của Việt Nam.
Ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an, Việt Nam sẽ phải xây dựng chương trình làm việc tháng và Chương trình nghị sự các cuộc họp của Hội đồng Bảo an; Chủ trì các cuộc họp kín hoặc công khai của Hội đồng Bảo an (trung bình khoảng 40 cuộc họp/tháng); Phát biểu, trả lời báo chí, thông báo cho các nước thành viên Liên hợp quốc trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Bảo an về kết quả các cuộc họp; Chuẩn bị báo cáo năm của Hội đồng Bảo an (giai đoạn 31-7-2007 - 31-7-2008) gửi Đại hội đồng Liên hợp quốc và một số công việc khác./.
Khai mạc Hội nghị CG giữa kỳ tại Lào Cai  (06/06/2008)
Phụ nữ Hà Tây trong các hoạt động chính trị - xã hội tại cộng đồng  (06/06/2008)
Ấn tượng sâu sắc trong mỗi câu chuyện kể về Bác  (06/06/2008)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 36 (25-5-2008)  (06/06/2008)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên