Thủ tướng dự phiên họp của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia
23:47, ngày 18-07-2018
Chiều 18-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự phiên họp định kỳ của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, 2 năm qua, kinh tế tăng trưởng tốt, trong đó 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng ở mức cao nhất trong 7 năm qua.
Khẳng định Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là một kênh thông tin hữu ích, Thủ tướng bày tỏ mong muốn các chuyên gia góp ý thẳng thắn về những vấn đề đặt ra đối với chính sách tài chính, tiền tệ để Chính phủ có kênh thông tin để xử lý giải quyết kịp thời hơn vấn đề này.
Khẳng định tiếp tục kiên định các mục tiêu mà Đảng, Quốc hội đã giao Chính phủ điều hành, không điều chỉnh mục tiêu kế hoạch năm 2018, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục nỗ lực đổi mới, cải cách thực sự, hoạt động hiệu quả hơn để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội.
Đặt vấn đề với mức tăng trưởng như hiện nay và các kịch bản tăng trưởng thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các chuyên gia đưa ra các nhận định về xu hướng của lạm phát trung, dài hạn; đồng thời đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị các chuyên gia của Hội đồng góp ý về việc hoàn thiện chính sách tài chính, thương mại của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới, nhất là về xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, đầu tư nước ngoài…
Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị Hội đồng cần có các đề xuất về chính sách tỷ giá, lãi suất để vừa bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô hay các giải pháp để phát triển bền vững các thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.
Cùng với đó là những giải pháp để tạo động lực tăng trưởng; việc chuẩn bị các điều kiện để tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cụ thể, từng ngành, từng lĩnh vực nào cần chú trọng hơn trong chỉ đạo điều hành để tăng trưởng bền vững, trong đó, Chính phủ cần làm gì, doanh nghiệp, người dân cần làm gì?
Thủ tướng đề nghị các thành viên Hội đồng tham mưu, tư vấn về các vấn đề, các khía cạnh, nhìn nhận mới về các phương diện khác về điều hành kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có thêm lựa chọn trong chỉ đạo điều hành.
Một số ý kiến tại cuộc họp cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần phát huy nội lực và thị trường trong nước; ổn định lãi suất, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, chứng khoán; đẩy mạnh cải cách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giải phóng sức sản xuất, coi thể chế, chính sách là động lực tăng trưởng…
Ghi nhận các ý kiến góp ý, Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia - kênh thông tin quan trọng đối với việc xem xét, quyết định một số chủ trương, biện pháp điều hành của Chính phủ trên các lĩnh vực nhằm đảm bảo những giải pháp sát với thực tiễn, phù hợp với quy luật của sự phát triển.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu không để tình trạng bị động, bất ngờ xảy ra đối với điều hành chính sách tiền tệ; không để mất đà tăng trưởng.
Nhà nước sẵn sàng can thiệp những lĩnh vực cần thiết để bảo đảm đất nước phát triển ổn định. Đến nay, chưa đặt vấn đề điều chỉnh bất cứ chỉ tiêu nào, kể cả chỉ tiêu lạm phát.
Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi, hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho các thành viên Hội đồng./.
Khẳng định Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là một kênh thông tin hữu ích, Thủ tướng bày tỏ mong muốn các chuyên gia góp ý thẳng thắn về những vấn đề đặt ra đối với chính sách tài chính, tiền tệ để Chính phủ có kênh thông tin để xử lý giải quyết kịp thời hơn vấn đề này.
Khẳng định tiếp tục kiên định các mục tiêu mà Đảng, Quốc hội đã giao Chính phủ điều hành, không điều chỉnh mục tiêu kế hoạch năm 2018, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục nỗ lực đổi mới, cải cách thực sự, hoạt động hiệu quả hơn để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội.
Đặt vấn đề với mức tăng trưởng như hiện nay và các kịch bản tăng trưởng thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các chuyên gia đưa ra các nhận định về xu hướng của lạm phát trung, dài hạn; đồng thời đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị các chuyên gia của Hội đồng góp ý về việc hoàn thiện chính sách tài chính, thương mại của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới, nhất là về xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, đầu tư nước ngoài…
Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị Hội đồng cần có các đề xuất về chính sách tỷ giá, lãi suất để vừa bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô hay các giải pháp để phát triển bền vững các thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.
Cùng với đó là những giải pháp để tạo động lực tăng trưởng; việc chuẩn bị các điều kiện để tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cụ thể, từng ngành, từng lĩnh vực nào cần chú trọng hơn trong chỉ đạo điều hành để tăng trưởng bền vững, trong đó, Chính phủ cần làm gì, doanh nghiệp, người dân cần làm gì?
Thủ tướng đề nghị các thành viên Hội đồng tham mưu, tư vấn về các vấn đề, các khía cạnh, nhìn nhận mới về các phương diện khác về điều hành kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có thêm lựa chọn trong chỉ đạo điều hành.
Một số ý kiến tại cuộc họp cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần phát huy nội lực và thị trường trong nước; ổn định lãi suất, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, chứng khoán; đẩy mạnh cải cách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, giải phóng sức sản xuất, coi thể chế, chính sách là động lực tăng trưởng…
Ghi nhận các ý kiến góp ý, Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia - kênh thông tin quan trọng đối với việc xem xét, quyết định một số chủ trương, biện pháp điều hành của Chính phủ trên các lĩnh vực nhằm đảm bảo những giải pháp sát với thực tiễn, phù hợp với quy luật của sự phát triển.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu không để tình trạng bị động, bất ngờ xảy ra đối với điều hành chính sách tiền tệ; không để mất đà tăng trưởng.
Nhà nước sẵn sàng can thiệp những lĩnh vực cần thiết để bảo đảm đất nước phát triển ổn định. Đến nay, chưa đặt vấn đề điều chỉnh bất cứ chỉ tiêu nào, kể cả chỉ tiêu lạm phát.
Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi, hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho các thành viên Hội đồng./.
Quyết định thi hành kỷ luật đối với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn  (18/07/2018)
Tăng cường hơn nữa quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Lào  (18/07/2018)
Việt Nam và Malaysia cùng nhau chia sẻ những bài học thành công  (18/07/2018)
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh các giải pháp giảm chi phí logistics  (18/07/2018)
Diễn đàn Sao Paulo tại Cuba cam kết giương cao ngọn cờ cách mạng  (18/07/2018)
Phó Thủ tướng: 'Cải cách nhưng đừng làm méo mó chính sách thuế'  (18/07/2018)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên