Phiên họp thứ năm của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Ngày 16-6, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã chủ trì Phiên họp thứ năm của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (Ban Chỉ đạo).
Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Đề án “Đổi mới công tác thi hành án hình sự” do Đảng ủy Công an Trung ương trình; xem xét, thông qua dự thảo Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp và dự kiến phân công các thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đi kiểm tra, đôn đốc tại các địa phương do Ban Nội chính Trung ương trình.
Với tinh thần trách nhiệm cao, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận, phát biểu nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo Đề án “Đổi mới công tác thi hành án hình sự” và dự thảo Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp.
Các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, Đảng ủy Công an Trung ương và Ban Nội chính Trung ương đã tích cực chỉ đạo xây dựng dự thảo Đề án và dự thảo Kế hoạch trình Ban Chỉ đạo; Ban Thư ký và Văn phòng Ban Chỉ đạo đã chủ động nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến phát biểu về dự thảo Đề án “Đổi mới công tác thi hành án hình sự” và chuẩn bị các tài liệu có liên quan phục vụ phiên họp.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh tới yêu cầu phải quán triệt, thực hiện đúng đắn mục tiêu, quan điểm và phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị (Khóa IX) để xác định rõ mục tiêu, quan điểm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới công tác thi hành án hình sự phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng xác định rõ mục tiêu của việc đổi mới công tác thi hành án hình sự là hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành, bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Quán triệt rõ quan điểm đổi mới công tác thi hành án hình sự là bảo đảm thực hiện đúng đắn các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách hình sự của Nhà nước, đề cao tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội, kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với điều kiện trong nước; xác định rõ lộ trình, trách nhiệm triển khai thực hiện của các cấp, các ngành.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu nội dung đánh giá thực trạng công tác thi hành án hình sự phải nêu rõ hơn những ưu điểm cần tiếp tục duy trì, phát huy; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong từng lĩnh vực cụ thể để có cơ sở đề ra phương hướng, giải pháp đổi mới.
Đặc biệt là phân tích rõ hơn những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, giam giữ đối với phạm nhân bị án tử hình và việc thi hành án tử hình; công tác quản lý, giam giữ, cải tạo, tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp và việc thực hiện các chính sách đối với phạm nhân phải chấp hành bản án phạt tù; công tác quản lý, theo dõi, giáo dục đối với người thi hành án treo, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, quản chế...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị việc đổi mới công tác thi hành án hình sự trong thời gian tới cần xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và lộ trình, trách nhiệm thực hiện đối với từng lĩnh vực công tác - bao gồm phương hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật, đổi mới tổ chức bộ máy, phương thức thi hành án tử hình, án phạt tù, án treo, cải tạo không giam giữ...
Cùng với đó phải tiếp tục quán triệt, thể chế hóa và thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW đối với công tác hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng và công tác quản lý, theo dõi, giáo dục đối với người thi hành án treo, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, quản chế...
Cho ý kiến chỉ đạo về dự thảo Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, căn cứ vào Kế hoạch chung của Ban Chỉ đạo, đề xuất với cấp ủy nơi mình công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra tại bộ, ngành mình.
Các thành viên được phân công làm Trưởng đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm thu xếp công việc, bố trí thời gian tổ chức các Đoàn đi làm việc với Thường trực cấp ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp, Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy các địa phương và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo theo đúng quy định.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh mục đích, yêu cầu chung của việc kiểm tra là giúp Ban Chỉ đạo nắm vững tình hình, đánh giá đúng kết quả trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp và các nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2016 - 2021 do Ban Chỉ đạo và các cấp ủy, tổ chức Đảng có liên quan ở Trung ương đã đề ra; biểu dương những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích; đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đúng, đầy đủ; đề ra phương hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng.
Quá trình kiểm tra phải thực hiện đúng các quy định của Đảng, Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm tính khách quan, toàn diện, thiết thực, hiệu quả./.
Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ đặc biệt với Lào  (15/06/2018)
Thủ tướng bắt đầu chương trình dự hội nghị ACMECS 8 và CLMV 9  (15/06/2018)
Thủ tướng phê chuẩn ông Phan Ngọc Thọ làm Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế  (15/06/2018)
Thủ tướng chỉ thị triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa  (15/06/2018)
Chủ tịch Quốc hội Micronesia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (15/06/2018)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay