Quy định nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
22:54, ngày 02-05-2018
TCCSĐT - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Theo quy định đối tượng áp dụng của Nghị định này là các cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật thống kê 2015. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia gồm danh mục biểu mẫu báo cáo, biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với từng bộ, ngành.
Đơn vị báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê. Cơ quan trực thuộc bộ, ngành tổng hợp số liệu thuộc lĩnh vực bộ, ngành được giao quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Đơn vị nhận báo cáo là Tổng cục Thống kê được ghi cụ thể trên bên phải của từng biểu mẫu, dưới dòng đơn vị báo cáo.
Nghị định quy định ký hiệu biểu gồm hai phần: Phần số và phần chữ; phần số được đánh liên tục từ 001, 002, 003,...; phần chữ được ghi chữ in viết tắt sao cho phù hợp với từng ngành hoặc lĩnh vực và kỳ báo cáo (năm - N; Quý - Q; tháng - T; hỗn hợp - H); lấy chữ BCB (Báo cáo Bộ) thể hiện cho hệ biểu báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành.
Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi ở phần giữa của từng biểu mẫu thống kê (sau tên biểu báo cáo). Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a- Báo cáo thống kê tháng: Báo cáo thống kê tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
b- Báo cáo thống kê quý: Báo cáo thống kê quý được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến hết ngày cuối cùng của tháng thứ ba của kỳ báo cáo thống kê đó.
c- Báo cáo thống kê 6 tháng: Báo cáo thống kê 6 tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6.
d- Báo cáo thống kê năm: Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12. Riêng báo cáo thống kê áp dụng đối với ngành giáo dục báo cáo năm được tính theo năm học.
đ- Báo cáo đột xuất: Báo cáo thống kê trong trường hợp khi có sự vật, hiện tượng đột xuất xảy ra: Thiên tai...
Nghị định quy định ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
Phân ngành kinh tế quốc dân, loại hình kinh tế, danh mục đơn vị hành chính Việt Nam sử dụng trong chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia thực hiện theo quy định hiện hành.
Các báo cáo thống kê được thực hiện bằng 2 hình thức: Bằng giấy (văn bản) và qua hệ thống phần mềm chế độ báo cáo điện tử. Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
Tháo gỡ vướng mắc trong đăng ký, nghiệm thu các đề tài khoa học
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi Đối thoại với các nhà khoa học để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình đăng ký, nghiên cứu, nghiệm thu các đề tài, dự án, chương trình khoa học.
Thời gian qua, từ chủ trương chiến lược của Nhà nước, đến hoạt động quản lý, điều hành của các bộ, ngành đều tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các nhà khoa học nhưng vẫn còn khoảng cách giữa mong muốn và khả năng thực hiện, giữa chủ trương chung và quy định cụ thể. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải hành động rất thiết thực, hiệu quả; siết chặt kỷ cương, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; đối thoại để giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Đánh giá cao những đóng góp tâm huyết của các nhà khoa học trong khuôn khổ buổi đối thoại cũng như đối với chính sách khoa học và công nghệ nói chung. Hiện nay, cơ chế quản lý khoa học công nghệ có bước đổi mới, nhưng nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình đăng ký, nghiên cứu, nghiệm thu các đề tài, dự án, chương trình khoa học vẫn chưa được giải quyết cơ bản, kinh phí đầu tư chưa được sử dụng hiệu quả, chưa đến được những đơn vị, nhà khoa học có năng lực thực sự.
Để tập trung tháo gỡ ngay những vướng mắc nói trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam rà soát lại toàn bộ cơ chế hoạt động liên quan đến quyền tự chủ trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học. Xác định đây là nhiệm vụ cốt lõi, trước hết phải bảo đảm tự chủ về chuyên môn, học thuật, từ đó có tự chủ về bộ máy tổ chức, biên chế, tài chính của mỗi Viện Hàn lâm; đề xuất các cơ chế, chính sách cần đổi mới, bổ sung, hoàn thiện (cơ chế cấp ngân sách, định mức chi, đấu thầu thiết bị đặc thù trong thực hiện nhiệm vụ khoa học…). Kiến nghị các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo thẩm quyền quy định.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục trong các khâu đề xuất, xét duyệt, thực hiện, đánh giá, nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với tinh thần đổi mới phương thức cấp ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tăng cường thực hiện việc bố trí kinh phí nghiên cứu khoa học theo cơ chế quỹ. Có cơ chế, giải pháp cho phép các đơn vị, tổ chức khoa học và công nghệ chủ động đăng ký bổ sung nhiệm vụ, đề tài cấp thiết theo yêu cầu tình hình mới. Chủ nhiệm đề tài được quyền lựa chọn, ký hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học không thuộc các cơ sở khoa học của nhà nước.
Đồng thời công khai minh bạch mọi khâu liên quan đến nghiên cứu khoa học và công nghệ. Quá trình thẩm định, bỏ phiếu đánh giá thuyết minh và kết quả đề tài từ khâu đăng ký đến nghiệm thu, công bố kết quả đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được cộng đồng khoa học tham gia góp ý, đánh giá, phản biện.
Kết nối cơ sở dữ liệu khoa học trong nước và quốc tế để các nhà khoa học tiết kiệm thời gian, công sức, tránh trùng lặp trong nghiên cứu, giải quyết những vấn đề đã được nghiên cứu, công bố hoặc chỉ cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, làm đầu mối phối hợp với các bộ chuyên ngành, tổng hợp, đề xuất xử lý các bất cập, vướng mắc liên quan đến định mức kỹ thuật, đơn giá, ngày công khi thực hiện các đề tài khoa học để sớm có văn bản điều chỉnh.
Trong đó, làm rõ từng điểm, đề xuất giải pháp sửa đổi từng vấn đề cụ thể đối với mỗi thông tư, quy định có liên quan của các bộ, ngành. Những điểm, những quy định đã đúng nhưng các cơ quan, nhà khoa học hiểu chưa đúng, chưa rõ, yêu cầu các bộ chuyên ngành như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính cần có văn bản hướng dẫn thống nhất thực hiện.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, hướng dẫn thống nhất đối với kiến nghị về cơ chế sở hữu trí tuệ, xử lý tài sản hình thành trong quá trình hoạt động khoa học nhằm ưu tiên sử dụng cho phát triển khoa học, trực tiếp là cho đơn vị chủ trì nghiên cứu hình thành kết quả khoa học, tài sản đó.
Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp đặc thù
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21-01-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Trong đó, bổ sung quy định thủ tục hải quan đối với một số trường hợp đặc thù.
Cụ thể, phương tiện vận tải vận chuyển hành khách tuyến cố định, thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh qua cùng một cửa khẩu theo giấy phép liên vận thì người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan phương tiện vận tải 1 lần trong thời hạn 30 ngày. Các lần xuất cảnh, nhập cảnh tiếp theo được cơ quan Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính và thanh khoản tờ khai vào lần tái xuất hoặc tái nhập cuối cùng.
Đối với các trường hợp phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh là xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, làm nhiệm vụ khẩn cấp không có giấy phép thì thủ tục như sau: Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khai vào tờ khai phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải và giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện vận tải; cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan nộp, xuất trình, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ và thông báo cho các đơn vị, cơ quan có liên quan để phối hợp, theo dõi, xử lý.
Đối với ô tô mang biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu, ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập - tái xuất theo quy định; ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu nếu được cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài phải làm thủ tục tạm xuất - tái nhập theo quy định.
Đối với phương tiện vận tải gồm ôtô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan.
Phương tiện vận tải quá cảnh khi nhập cảnh, xuất cảnh thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 76 và Điều 77 Nghị định này; phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân của một nước láng giềng ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam đã làm thủ tục tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, khi tái xuất sang lãnh thổ của một nước láng giềng khác có ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam phải có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nghị định có hiệu lực từ 05-6-2018.
Trình Quốc hội điều chỉnh tổng mức đầu tư 2 DA đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về việc triển khai Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
Thông báo kết luận nêu rõ, các dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã được Chính phủ khóa trước, các Bộ, ngành thông qua chủ trương và các quyết định cụ thể; trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đầu tư thuộc dự án nhóm A; trong quá trình thực hiện có sự thay đổi, mà các nội dung thay đổi thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.
Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm (từ năm 2011 đến năm 2017). Để bảo đảm chặt chẽ về pháp lý, cần trình Quốc hội cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư cả hai dự án và thông qua chủ trương bố trí vốn cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, không xem xét lại chủ trương đầu tư.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án đã được Tư vấn nước ngoài thẩm tra độc lập, bảo đảm sự phù hợp của tổng mức đầu tư điều chỉnh; đồng thời, Thành phố đã tạm ứng kinh phí để thanh toán cho các nhà thầu. Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản cam kết và chịu trách nhiệm toàn diện về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và các nội dung liên quan đến dự án, đảm bảo đúng pháp luật, không thất thoát, chống lãng phí, tham nhũng hoặc lợi ích nhóm.
Để bảo đảm việc triển khai dự án không bị gián đoạn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn, sớm đưa các dự án vào sử dụng để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông của Thành phố, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thiện báo cáo thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Bộ liên quan và cam kết của Thành phố. Bộ Giao thông Vận tải quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Tổ chuyên gia (với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan) để thẩm định, bảo đảm chặt chẽ, đúng chính sách pháp luật về đầu tư, không để vi phạm xảy ra trong quá trình thẩm định.
Sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nguồn vốn, Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện Tờ trình của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội./.
Đơn vị báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê. Cơ quan trực thuộc bộ, ngành tổng hợp số liệu thuộc lĩnh vực bộ, ngành được giao quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Đơn vị nhận báo cáo là Tổng cục Thống kê được ghi cụ thể trên bên phải của từng biểu mẫu, dưới dòng đơn vị báo cáo.
Nghị định quy định ký hiệu biểu gồm hai phần: Phần số và phần chữ; phần số được đánh liên tục từ 001, 002, 003,...; phần chữ được ghi chữ in viết tắt sao cho phù hợp với từng ngành hoặc lĩnh vực và kỳ báo cáo (năm - N; Quý - Q; tháng - T; hỗn hợp - H); lấy chữ BCB (Báo cáo Bộ) thể hiện cho hệ biểu báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành.
Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi ở phần giữa của từng biểu mẫu thống kê (sau tên biểu báo cáo). Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a- Báo cáo thống kê tháng: Báo cáo thống kê tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
b- Báo cáo thống kê quý: Báo cáo thống kê quý được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến hết ngày cuối cùng của tháng thứ ba của kỳ báo cáo thống kê đó.
c- Báo cáo thống kê 6 tháng: Báo cáo thống kê 6 tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6.
d- Báo cáo thống kê năm: Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12. Riêng báo cáo thống kê áp dụng đối với ngành giáo dục báo cáo năm được tính theo năm học.
đ- Báo cáo đột xuất: Báo cáo thống kê trong trường hợp khi có sự vật, hiện tượng đột xuất xảy ra: Thiên tai...
Nghị định quy định ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
Phân ngành kinh tế quốc dân, loại hình kinh tế, danh mục đơn vị hành chính Việt Nam sử dụng trong chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia thực hiện theo quy định hiện hành.
Các báo cáo thống kê được thực hiện bằng 2 hình thức: Bằng giấy (văn bản) và qua hệ thống phần mềm chế độ báo cáo điện tử. Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
Tháo gỡ vướng mắc trong đăng ký, nghiệm thu các đề tài khoa học
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi Đối thoại với các nhà khoa học để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình đăng ký, nghiên cứu, nghiệm thu các đề tài, dự án, chương trình khoa học.
Thời gian qua, từ chủ trương chiến lược của Nhà nước, đến hoạt động quản lý, điều hành của các bộ, ngành đều tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các nhà khoa học nhưng vẫn còn khoảng cách giữa mong muốn và khả năng thực hiện, giữa chủ trương chung và quy định cụ thể. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải hành động rất thiết thực, hiệu quả; siết chặt kỷ cương, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; đối thoại để giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Đánh giá cao những đóng góp tâm huyết của các nhà khoa học trong khuôn khổ buổi đối thoại cũng như đối với chính sách khoa học và công nghệ nói chung. Hiện nay, cơ chế quản lý khoa học công nghệ có bước đổi mới, nhưng nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình đăng ký, nghiên cứu, nghiệm thu các đề tài, dự án, chương trình khoa học vẫn chưa được giải quyết cơ bản, kinh phí đầu tư chưa được sử dụng hiệu quả, chưa đến được những đơn vị, nhà khoa học có năng lực thực sự.
Để tập trung tháo gỡ ngay những vướng mắc nói trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam rà soát lại toàn bộ cơ chế hoạt động liên quan đến quyền tự chủ trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học. Xác định đây là nhiệm vụ cốt lõi, trước hết phải bảo đảm tự chủ về chuyên môn, học thuật, từ đó có tự chủ về bộ máy tổ chức, biên chế, tài chính của mỗi Viện Hàn lâm; đề xuất các cơ chế, chính sách cần đổi mới, bổ sung, hoàn thiện (cơ chế cấp ngân sách, định mức chi, đấu thầu thiết bị đặc thù trong thực hiện nhiệm vụ khoa học…). Kiến nghị các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo thẩm quyền quy định.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục trong các khâu đề xuất, xét duyệt, thực hiện, đánh giá, nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với tinh thần đổi mới phương thức cấp ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tăng cường thực hiện việc bố trí kinh phí nghiên cứu khoa học theo cơ chế quỹ. Có cơ chế, giải pháp cho phép các đơn vị, tổ chức khoa học và công nghệ chủ động đăng ký bổ sung nhiệm vụ, đề tài cấp thiết theo yêu cầu tình hình mới. Chủ nhiệm đề tài được quyền lựa chọn, ký hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học không thuộc các cơ sở khoa học của nhà nước.
Đồng thời công khai minh bạch mọi khâu liên quan đến nghiên cứu khoa học và công nghệ. Quá trình thẩm định, bỏ phiếu đánh giá thuyết minh và kết quả đề tài từ khâu đăng ký đến nghiệm thu, công bố kết quả đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được cộng đồng khoa học tham gia góp ý, đánh giá, phản biện.
Kết nối cơ sở dữ liệu khoa học trong nước và quốc tế để các nhà khoa học tiết kiệm thời gian, công sức, tránh trùng lặp trong nghiên cứu, giải quyết những vấn đề đã được nghiên cứu, công bố hoặc chỉ cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, làm đầu mối phối hợp với các bộ chuyên ngành, tổng hợp, đề xuất xử lý các bất cập, vướng mắc liên quan đến định mức kỹ thuật, đơn giá, ngày công khi thực hiện các đề tài khoa học để sớm có văn bản điều chỉnh.
Trong đó, làm rõ từng điểm, đề xuất giải pháp sửa đổi từng vấn đề cụ thể đối với mỗi thông tư, quy định có liên quan của các bộ, ngành. Những điểm, những quy định đã đúng nhưng các cơ quan, nhà khoa học hiểu chưa đúng, chưa rõ, yêu cầu các bộ chuyên ngành như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính cần có văn bản hướng dẫn thống nhất thực hiện.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, hướng dẫn thống nhất đối với kiến nghị về cơ chế sở hữu trí tuệ, xử lý tài sản hình thành trong quá trình hoạt động khoa học nhằm ưu tiên sử dụng cho phát triển khoa học, trực tiếp là cho đơn vị chủ trì nghiên cứu hình thành kết quả khoa học, tài sản đó.
Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp đặc thù
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21-01-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Trong đó, bổ sung quy định thủ tục hải quan đối với một số trường hợp đặc thù.
Cụ thể, phương tiện vận tải vận chuyển hành khách tuyến cố định, thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh qua cùng một cửa khẩu theo giấy phép liên vận thì người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan phương tiện vận tải 1 lần trong thời hạn 30 ngày. Các lần xuất cảnh, nhập cảnh tiếp theo được cơ quan Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính và thanh khoản tờ khai vào lần tái xuất hoặc tái nhập cuối cùng.
Đối với các trường hợp phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh là xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, làm nhiệm vụ khẩn cấp không có giấy phép thì thủ tục như sau: Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khai vào tờ khai phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, xuất trình các giấy tờ liên quan đến phương tiện vận tải và giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện vận tải; cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan nộp, xuất trình, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ và thông báo cho các đơn vị, cơ quan có liên quan để phối hợp, theo dõi, xử lý.
Đối với ô tô mang biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu, ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa phải làm thủ tục hải quan tạm nhập - tái xuất theo quy định; ô tô biển kiểm soát riêng của khu kinh tế cửa khẩu nếu được cấp giấy phép liên vận ra nước ngoài phải làm thủ tục tạm xuất - tái nhập theo quy định.
Đối với phương tiện vận tải gồm ôtô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi xuất cảnh hay nhập cảnh phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mới được giải quyết thủ tục hải quan.
Phương tiện vận tải quá cảnh khi nhập cảnh, xuất cảnh thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 76 và Điều 77 Nghị định này; phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân của một nước láng giềng ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam đã làm thủ tục tạm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, khi tái xuất sang lãnh thổ của một nước láng giềng khác có ký kết Hiệp định vận tải song phương với Việt Nam phải có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nghị định có hiệu lực từ 05-6-2018.
Trình Quốc hội điều chỉnh tổng mức đầu tư 2 DA đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về việc triển khai Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
Thông báo kết luận nêu rõ, các dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã được Chính phủ khóa trước, các Bộ, ngành thông qua chủ trương và các quyết định cụ thể; trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đầu tư thuộc dự án nhóm A; trong quá trình thực hiện có sự thay đổi, mà các nội dung thay đổi thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.
Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm (từ năm 2011 đến năm 2017). Để bảo đảm chặt chẽ về pháp lý, cần trình Quốc hội cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư cả hai dự án và thông qua chủ trương bố trí vốn cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, không xem xét lại chủ trương đầu tư.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án đã được Tư vấn nước ngoài thẩm tra độc lập, bảo đảm sự phù hợp của tổng mức đầu tư điều chỉnh; đồng thời, Thành phố đã tạm ứng kinh phí để thanh toán cho các nhà thầu. Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản cam kết và chịu trách nhiệm toàn diện về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và các nội dung liên quan đến dự án, đảm bảo đúng pháp luật, không thất thoát, chống lãng phí, tham nhũng hoặc lợi ích nhóm.
Để bảo đảm việc triển khai dự án không bị gián đoạn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn, sớm đưa các dự án vào sử dụng để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông của Thành phố, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thiện báo cáo thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Bộ liên quan và cam kết của Thành phố. Bộ Giao thông Vận tải quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Tổ chuyên gia (với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan) để thẩm định, bảo đảm chặt chẽ, đúng chính sách pháp luật về đầu tư, không để vi phạm xảy ra trong quá trình thẩm định.
Sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nguồn vốn, Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện Tờ trình của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội./.
Chuẩn mực đạo đức trong Đảng - lịch sử và những yêu cầu đặt ra hiện nay  (02/05/2018)
Bài viết của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 200 năm Ngày sinh K.Marx  (02/05/2018)
Thành phố Hồ Chí Minh: Kiên quyết xử lý những dự án chậm tiến độ  (02/05/2018)
Thúc đẩy việc quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Myanmar  (02/05/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên