Thúc đẩy việc quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Myanmar
TCCSĐT - Tối 28-4-2018, tại Nhà hát Quốc gia Yangon (Myanmar), đã diễn ra Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Myanmar với chủ đề “Vinh danh thương hiệu hoạt động văn hóa và hội nhập quốc tế”, do Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar cùng Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa và các vấn đề tôn giáo Myanmar tổ chức.
Tới dự chương trình, về phía Myanmar có Bộ trưởng Bộ Văn hóa và các vấn đề tôn giáo Myanmar Aung Ko, Chủ tịch Hội Hữu nghị Myanmar - Việt Nam Tint Swai, đại diện các bộ, ngành Myanmar và chính quyền thành phố Yangon cùng các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Về phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương cùng đại diện các doanh nghiệp và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Myanmar. Các Đại sứ và phu nhân đến từ các nước Brunei, Campuchia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Indonesia, Lào, Malaysia, Pakistan, Philippines, Nga và Saudi Arabia cùng đại diện ngoại giao đoàn tại thành phố Yangon cùng đông đảo người dân Myanmar đã tới dự.
Trong phát biểu chào mừng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và các vấn đề tôn giáo Myanmar Aung Ko thay mặt Chính phủ Myanmar cho biết, Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Myanmar là sự tiếp nối của những thành công trong quan hệ hợp tác văn hóa giữa Myanmar và Việt Nam trong năm 2017, đồng thời là sự thể hiện tinh thần hội nhập giữa các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong lĩnh vực kết nối nhân dân và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Luận Thùy Dương nhấn mạnh, Chương trình giao lưu văn hóa “Vinh danh thương hiệu hoạt động văn hóa và hội nhập quốc tế” là nỗ lực của hai nước Việt Nam và Myanmar trong việc thúc đẩy hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai bên; qua đó góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa hai nước trong khuôn khổ Đối tác hợp tác toàn diện và hiện thực hóa Chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2017 - 2020 mà lãnh đạo hai nước đã ký kết. Đại sứ Luận Thùy Dương cũng nhấn mạnh ý nghĩa của việc các nghệ sĩ Việt Nam mang đến chương trình giao lưu các tiết mục giới thiệu về 03 di sản văn hóa của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, như Quan họ (năm 2009), Ví Giặm (năm 2014) và tín ngưỡng Thờ Mẫu (năm 2016).
Khán giả cũng rất ấn tượng với những tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc hai nước Việt Nam - Myanmar được dàn dựng công phu và đặc biệt là màn múa quạt trên nền nhạc Việt Nam của nghệ sĩ Myanmar, cũng như màn biểu diễn chung giữa nghệ sĩ Việt Nam với nghệ sĩ Myanmar trong giai điệu bài hát truyền thống của Myanmar.
Với sự tham dự của gần 200 nghệ sĩ, Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Myanmar là sự kiện thiết thực kỷ niệm 43 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Myanmar (ngày 28-5-2075 - 28-5-2018), 01 năm hai nước nâng cấp khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Myanmar (8-2017 - 8-2018) và để triển khai tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam - Myanmar nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam mới đây của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi (tháng 4-2018)./.
Quan điểm của Ph. Ăng-ghen về mối quan hệ giữa lao động và giới tự nhiên vẫn vẹn nguyên tính khoa học và ý nghĩa thời sự  (02/05/2018)
Kiến tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược ngang tầm công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ  (02/05/2018)
Kiến tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược ngang tầm công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ  (02/05/2018)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 23 đến ngày 29-4-2018)  (01/05/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên