Nam Xu-đăng trước nguy cơ cuộc nội chiến mới
TCCSĐT - Tháng 6-2011, ở nam Xu-đăng sẽ xuất hiện một quốc gia mới trên bản đồ chính trị thế giới. Vào thời điểm đó, nam Xu-đăng sẽ chính thức tuyên bố độc lập và sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ. Chính vì lượng “vàng đen” quá lớn được “trời cho” này không được khai thác sử dụng vì mục đích quốc kế dân sinh sẽ đưa quốc gia này lâm vào cuộc nội chiến mới.
Nam Xu-đăng đã từng là chiến trường của một cuộc nội chiến lâu dài nhất trong lịch sử châu Phi. Điều trớ trêu là sau khi tuyên bố độc lập vào tháng 6-2011 tới, quốc gia mới này cũng khó có thể tránh được cuộc nội chiến đẫm máu.
Theo nhận xét của nhiều nhà báo nước ngoài đã từng tới thành phố Giu-ba (Juba), thủ phủ của nam Xu-đăng, thì đó là một trong những thị trấn điển hình cho nhiều vùng đất nghèo đói trong một quốc gia sở hữu dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới.
Giu-ba là xứ sở của hằng hà sa số các khu nhà ổ chuột được xây cất lên bằng đất sét và các thứ vật liệu rẻ tiền ở địa phương, với những tuyến phố bằng đất chất cao các đống rác thải hai bên đường. Theo nhận xét của các nhà báo Nga đã từng tới Giu-ba, ngay cả dinh thự của Tổng thống nam Xu-đăng, ông Xan-va Ki-ra (Salva Kiir), cũng chỉ giống như một trụ sở hành chính của chính quyền địa phương ở nước Nga, hoặc giống một câu lạc bộ văn hoá tại một nông trang tập thể của Liên Xô trước đây.
Tuy nhiên, so với toàn bộ lãnh thổ nam Xu-đăng thì Giu-ba quả thật đã là một nơi quá xa xỉ và sang trọng. Năm 2004, tính trung bình, mỗi một người trong số 10 triệu dân Nam Xu-đăng đã phải chịu tới 3 cuộc phẫu thuật do bệnh tật ốm đau trong điều kiện an ninh xã hội rất tồi tệ. Xét về số bà mẹ bị thiệt mạng sau khi sinh trên đầu người, thì nam Xu-đăng chiếm vị trí số 1 thế giới. Có tới 90% dân số của quốc gia nay mai tuyên bố độc lập này có thu nhập chỉ vào khoảng 1 USD/ngày, nghĩa là ở mức nghèo đói nhất thế giới theo tiêu chí đánh giá của Liên hợp quốc.
Nhưng có một điều khác biệt giữa Giu-ba với bất kỳ thị trấn hẻo lánh nào ở châu Phi là tại đây mọc lên san sát nhiều khách sạn 5 sao với giá thuê phòng không hề rẻ, thậm chí tương đương với giá thuê khách sạn ở thủ đô Bec-lin của Cộng hòa liên bang Đức hoặc của thủ đô Ma-đrit của Tây Ban Nha, nghĩa là vào khoảng 300-500 USD/ đêm. Một điều khác lạ và thú vị là các khách sạn 5 sao ở Giu-ba chưa bao giờ thiếu khách trọ từ nước ngoài tới. Điều này có thể dễ dàng giải thích bằng một lý do duy nhất: người nước ngoài đổ về nam Xu-đăng do sự cuốn hút từ “hương thơm” của dầu mỏ. Hiện chưa ai biết chính xác có bao nhiêu "vàng đen" ẩn chứa trong lòng đất nam Xu-đăng. Nhưng nhiều chuyên gia tin chắc rằng: xét về khối lượng dầu mỏ dự trữ thì nam Xu-đăng không thua kém gì quốc gia sản xuất dầu mỏ đứng đầu thế giới là A-rập Xê-ut.
Xu-đăng là một quốc gia có cấu trúc xã hội rất đặc thù. Tuyệt đại đa số dân chúng ở miền bắc Xu-đăng đi theo đạo Hồi, còn dân chúng ở miền nam Xu-đăng lại theo đạo Thiên chúa hoặc các tôn giáo truyền thống ở châu Phi. Vì thế, từ lâu, Xu-đăng đã có thể bị chia tách làm hai quốc gia nhưng không thể tách được. Nguyên nhân cốt lõi ở đây là trong khi chính quyền trung ương của Xu-đăng tọa lạc tại thủ đô Hac-tung ở miền bắc, thì toàn bộ tài nguyên dầu mỏ của quốc gia này lại tập trung ở miền nam. Vì thế, vấn đề tách chia Xu-đăng thành hai quốc gia đã không thể giải quyết được.
Các khoản thu nhập từ khai thác dầu mỏ được chuyển từ miền nam lên miền bắc, khiến cứ dân ở miền nam bất bình và đứng lên phản kháng. Chính quyền trung ương của Xu-đăng ở miền bắc thường sử dụng quân đội để dẹp loạn của những người cư dân nam Xu-đăng nổi dậy chống lại chính quyền và tất yếu dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài tới 22 năm, từ năm 1983 đến 2005, giữa hai miền nam và bắc Xu-đăng, làm thiệt hại gần 2 triệu người. Sau nhiều nỗ lực dàn xếp trong nước và quốc tế, hai miền Xu-đăng đã ký kết một thỏa thuận hoà bình và tổ chức trưng cầu ý dân về quyền độc lập của nam Xu-đăng. Năm 2010, chính quyền trung ương ở bắc Xu-đăng đã công nhận kết quả cuộc trưng cầu này và trên cơ sử đó nam Xu-đăng sẽ thành lập quốc gia mới hoàn toàn độc lập với bắc Xu-đăng.
Tuy nhiên, khi người dân nam Xu-đăng chưa được nếm trải hương vị ngọt ngào của nền độc lập, thì mọi việc lại trở lên xáo trộn. Giờ đây, xung đột lại bùng phát không phải giữa hai miền nam và bắc Xu-đăng mà là giữa các bộ tộc định cư ngày trên lãnh thổ nam Xu-đăng. Chỉ tính riêng trong tuần vừa qua, xung đột đẫm máu ở nam Xu-đăng đã làm thiệt mạng 180 người. Có giả thiết cho rằng các vụ xung đột này được kích động từ miền bắc Xu-đăng và từ các thế lực ở nước ngoài.
Xem ra, một quốc gia sở hữu dầu mỏ cũng như khí đốt không có nghĩa là nghiễm nhiên trở thành giàu có và thịnh vượng. Để có được điều đó, điều quan trọng cốt yếu là những quốc gia này phải có đủ năng lực sở hữu, kiểm soát và bảo vệ nguồn tài nguyên này, không để người khác làm thay mình. Dường như tư duy này trở nên cấp thiết không chỉ đối với nam Xu-đăng. Các cuộc chiến tranh gần đây như Ap-ga-ni-xtan (2001), I-răc (2003) trước đây, Li-bi hiện nay, cũng như các cuộc tranh chấp kéo dài tại vùng biển Ca-xpi, Bắc Cực và nhiều nơi khác đều có căn nguyên xuất phát từ dầu mỏ./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Tổng giám đốc IMF và Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ  (06/05/2011)
Xây dựng và phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp ở nước ta  (06/05/2011)
ADB: Đã thông qua 17,5 tỉ USD cho các dự án 2010  (06/05/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi dự Hội nghị cấp cao ASEAN 18  (06/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay