Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Tổng giám đốc IMF và Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp Ngài Nao-i-u-ki Si-nô-ba-ra, Phó Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - Ảnh: TTXVN
Chiều ngày 5-5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã lần lượt tiếp ông Nao-i-u-ki Si-nô-ba-ra, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và ông Pra-náp Mu-khơ-gi, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần thứ 44.
Tại buổi tiếp Phó Tổng giám đốc IMF, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò quan trọng của IMF trong việc thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự hỗ trợ đối với các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, về tư vấn chính sách kinh tế, trợ giúp kỹ thuật, cung cấp hỗ trợ tài chính; đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác của IMF trong quá trình đổi mới, phát triển của Việt Nam, cũng như những đóng góp quan trọng của cá nhân Ngài Phó Tổng Giám đốc IMF cho việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và IMF nói riêng và giữa Việt Nam và cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế nói chung.Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội; mong muốn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả hơn nữa của IMF và các thể chế tài chính - tiền tệ quốc tế nhằm thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế - tài chính khu vực và thế giới.
Phó Tổng giám đốc IMF Nao-i-u-ki Si-nô-ba-ra đánh giá cao tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như những thành tựu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời nhấn mạnh, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế khu vực và thế giới và có nhiều diễn biến phức tạp, việc Việt Nam quyết tâm thực hiện các gói giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát là quan trọng và cần thiết; bày tỏ tin tưởng vào triển vọng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới và khẳng định IMF luôn sẵn sàng tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam.
* Tại cuộc tiếp Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chúc mừng những thành tựu kinh tế - xã hội mà đất nước và nhân dân Ấn Độ đã đạt được trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Liên minh Tiến bộ Thống nhất do Thủ tướng Man - mô - han Xinh đứng đầu; đánh giá cao vai trò ngày càng tăng và những đóng góp quan trọng của Ấn Độ trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và thế giới, tin tưởng rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, có vị thế xứng đáng trong khu vực và trên thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược với Ấn Độ; mong muốn hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ Đảng, quan hệ Quốc hội và giao lưu nhân dân trong thời gian tới, góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pra-náp Mu-khơ-gi đánh giá cao công tác tổ chức cũng như sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB; bày tỏ khâm phục trước sự phát triển năng động của Việt Nam, đặc biệt là những nỗ lực và kết quả mà Việt Nam đạt được trong việc khắc phục khủng hoảng kinh tế - tài chính vừa qua; vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước; khẳng định Ấn Độ luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị Bộ trưởng Pra-náp Mu-khơ-gi giúp chuyển lời mời tới Chủ tịch Đảng Quốc đại Xô-ni-a Gan-đi và Tổng Thư ký Đảng Quốc đại Ra-bun Gan-đi sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp./.
Xây dựng và phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp ở nước ta  (06/05/2011)
ADB: Đã thông qua 17,5 tỉ USD cho các dự án 2010  (06/05/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi dự Hội nghị cấp cao ASEAN 18  (06/05/2011)
Liên đoàn Lao động quốc tế thông báo kết quả chiến dịch vận động tại Hội nghị thường niên ADB  (06/05/2011)
“Những ngày châu Âu” tại Việt Nam năm 2011  (06/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay