Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc
22:33, ngày 31-01-2018
Chiều 31-01-2018, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Gerda Verburg, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Điều phối viên về Phong trào mở rộng quy mô dinh dưỡng.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, trong đó có các mục tiêu liên quan dinh dưỡng và sức khoẻ; khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn hết sức coi trọng, đặc biệt quan tâm vấn đề dinh dưỡng nhằm đẩy mạnh việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ, góp phần cải tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bà Gerda Verburg chúc mừng Việt Nam có Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan vấn đề dinh dưỡng, cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam dành cho vấn đề dinh dưỡng và đây là tiền đề để Việt Nam phát triển thành công lĩnh vực này.
Trong hai văn kiện quan trọng này, Liên hợp quốc nhận thấy đều có những chi tiết quan trọng, vạch ra hướng thực hiện giữa các bộ, ngành, đơn vị là để cải thiện dinh dưỡng. Điều đó cho thấy tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vì dinh dưỡng cực kỳ quan trọng.
Bà kiến nghị dinh dưỡng phải là vấn đề xuyên suốt trong nghị trình của Chính phủ, sự cam kết chặt chẽ của các bộ, ngành, từ đó mới thực hiện được các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia về Phong trào mở rộng dinh dưỡng, bà Gerda Verburg đề nghị Việt Nam cần có bộ máy cấp cao giúp Bộ Y tế hoàn thành nhiệm vụ về dinh dưỡng; cần có cơ chế kêu gọi sự tham gia, huy động nguồn lực của toàn xã hội trong lĩnh vực này giúp Chính phủ thực hiện được mục tiêu dinh dưỡng ở vùng sâu, vùng xa - nơi có nhiều thách thức về thực hiện dinh dưỡng.
Chính phủ cũng cần có đối thoại nhiều hơn nữa với khối kinh tế tư nhân để đồng hành, ủng hộ, thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu về dinh dưỡng. Quá trình này cũng đòi hỏi tăng cường hợp tác quốc tế.
Bà cũng khuyến nghị các sản phẩm sữa và dinh dưỡng là rất tốt cho trẻ em nhưng sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho một đứa trẻ.
Nhất trí với ý kiến của bà Gerda Verburg, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Liên hợp quốc trong vấn đề dinh dưỡng. Trong thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Mục tiêu Phát triển bền vững thì Việt Nam luôn là nước đi đầu.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Nghị quyết về vấn đề dinh dưỡng. Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ thị về vấn đề này. Công tác dinh dưỡng được triển khai quyết liệt và nghiêm túc, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Nhiều chương trình như sữa học đường, phổ cập cơ cấu bữa ăn cho người dân, chống béo phì... được triển khai tốt.
Các cấp, các ngành vào cuộc đồng bộ, đặc biệt là quan tâm vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính phủ cũng có những cơ chế, chính sách, chương trình nhằm cải thiện dinh dưỡng, thể chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo Thủ tướng, Chính phủ Việt Nam cũng coi trọng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là động lực của quá trình phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có việc tăng cường dinh dưỡng. Việt Nam sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của Liên hợp quốc; mong Liên hợp quốc hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm trong vấn đề này và đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam về dinh dưỡng trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ và Mục tiêu Phát triển bền vững.
Nhân dịp Tết cổ truyền của Việt Nam, qua bà Gerda Verburg, Thủ tướng gửi đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất; mong bà Gerda Verburg tiếp tục hợp tác, giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề liên quan dinh dưỡng./.
Bà Gerda Verburg chúc mừng Việt Nam có Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan vấn đề dinh dưỡng, cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam dành cho vấn đề dinh dưỡng và đây là tiền đề để Việt Nam phát triển thành công lĩnh vực này.
Trong hai văn kiện quan trọng này, Liên hợp quốc nhận thấy đều có những chi tiết quan trọng, vạch ra hướng thực hiện giữa các bộ, ngành, đơn vị là để cải thiện dinh dưỡng. Điều đó cho thấy tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vì dinh dưỡng cực kỳ quan trọng.
Bà kiến nghị dinh dưỡng phải là vấn đề xuyên suốt trong nghị trình của Chính phủ, sự cam kết chặt chẽ của các bộ, ngành, từ đó mới thực hiện được các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia về Phong trào mở rộng dinh dưỡng, bà Gerda Verburg đề nghị Việt Nam cần có bộ máy cấp cao giúp Bộ Y tế hoàn thành nhiệm vụ về dinh dưỡng; cần có cơ chế kêu gọi sự tham gia, huy động nguồn lực của toàn xã hội trong lĩnh vực này giúp Chính phủ thực hiện được mục tiêu dinh dưỡng ở vùng sâu, vùng xa - nơi có nhiều thách thức về thực hiện dinh dưỡng.
Chính phủ cũng cần có đối thoại nhiều hơn nữa với khối kinh tế tư nhân để đồng hành, ủng hộ, thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu về dinh dưỡng. Quá trình này cũng đòi hỏi tăng cường hợp tác quốc tế.
Bà cũng khuyến nghị các sản phẩm sữa và dinh dưỡng là rất tốt cho trẻ em nhưng sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho một đứa trẻ.
Nhất trí với ý kiến của bà Gerda Verburg, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Liên hợp quốc trong vấn đề dinh dưỡng. Trong thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Mục tiêu Phát triển bền vững thì Việt Nam luôn là nước đi đầu.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Nghị quyết về vấn đề dinh dưỡng. Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ thị về vấn đề này. Công tác dinh dưỡng được triển khai quyết liệt và nghiêm túc, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Nhiều chương trình như sữa học đường, phổ cập cơ cấu bữa ăn cho người dân, chống béo phì... được triển khai tốt.
Các cấp, các ngành vào cuộc đồng bộ, đặc biệt là quan tâm vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính phủ cũng có những cơ chế, chính sách, chương trình nhằm cải thiện dinh dưỡng, thể chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo Thủ tướng, Chính phủ Việt Nam cũng coi trọng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là động lực của quá trình phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có việc tăng cường dinh dưỡng. Việt Nam sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của Liên hợp quốc; mong Liên hợp quốc hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm trong vấn đề này và đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam về dinh dưỡng trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ và Mục tiêu Phát triển bền vững.
Nhân dịp Tết cổ truyền của Việt Nam, qua bà Gerda Verburg, Thủ tướng gửi đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất; mong bà Gerda Verburg tiếp tục hợp tác, giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề liên quan dinh dưỡng./.
Chủ tịch nước: Làm tốt hơn nữa việc chăm lo đời sống người dân  (31/01/2018)
Thủ tướng trả lời chất vấn về việc thanh tra dự án bán đảo Sơn Trà  (31/01/2018)
Tuyên bố 12 điểm đề ra nguyên tắc giải quyết khủng hoảng Syria  (31/01/2018)
Tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi là biểu tượng sáng ngời  (31/01/2018)
Tòa án nhân dân tối cao họp báo đầu năm 2018  (31/01/2018)
Tổng Bí thư thắp hương tưởng nhớ nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (31/01/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay