Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế
22:09, ngày 02-01-2018
TCCSĐT - Ngày 02-01-2018, ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã; nói chuyện với thầy và trò Đại học Huế; làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhân dịp đầu năm mới, sáng 02-01, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và trồng cây lưu niệm tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Được thành lập với tổng diện tích 22.031 ha trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, năm 2008, Vườn Quốc gia Bạch Mã được điều chỉnh mở rộng với tổng diện tích 37.487ha. Qua điều tra nghiên cứu đã ghi nhận được 1.715 loài (chiếm 7% tổng số loài trong cả nước) thuộc 52 bộ, 258 họ, 1080 giống tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Trong số này, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam cần phải có giải pháp ưu tiên bảo tồn như voọc vá chân nâu, sói lửa, cầy mực, báo hoa mai, sao la…
Vườn Quốc gia Bạch Mã còn được biết đến với sự đa dạng về hệ nấm và thực vật với 2.373 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước), trong đó, theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Vườn có 73 loài cần phải được bảo vệ.
Tự chủ, tự chủ hơn nữa, sáng tạo, sáng tạo hơn nữa
Là trường đại học được hình thành và phát triển sớm nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đại học Huế hiện phát triển lớn mạnh với 8 trường đại học thành viên, đào tạo đa ngành, lĩnh vực như sư phạm, khoa học, y dược, nông lâm, nghệ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, luật. Đây đã trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mạnh, đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của khu vực và cả nước. Năm 2016, Đại học Huế được xếp hạng 350 các trường đại học hàng đầu châu Á và đứng thứ tư trong các trường đại học ở Việt Nam. Hiện Đại học Huế có gần 3.900 cán bộ, viên chức và lao động, trong đó có gần 250 Giáo sư, Phó Giáo sư. Các nghiên cứu khoa học của Đại học Huế đã tạo ra hàng trăm sản phẩm công nghệ, nhiều sản phẩm có tiềm năng thương mại như các giống cây con, chế phẩm sinh học, các hoạt chất sinh học phòng trừ bệnh dịch cho con người và vật nuôi; vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thông minh…
Cùng đi với Thủ tướng tới thăm và nói chuyện với thầy và trò Đại học Huế - cơ sở đào tạo đại học đầu tiên ở miền Trung, Tây Nguyên với bề dày hơn 60 năm ra đời và phát triển có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành. Lắng nghe ý kiến của các thầy, cô giáo, giảng viên nhà trường và ý kiến lãnh đạo các bộ, ngành, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến bề dày lịch sử rất đáng tự hào của Đại học Huế - trung tâm giáo dục đại học nằm ở vùng đất giàu truyền thống văn hóa, địa linh nhân kiệt của dân tộc. Thủ tướng đánh giá Đại học Huế là tinh hoa của miền Trung, của xứ Huế, là trung tâm đào tạo lớn của khu vực và cả nước với nhiều ngành đào tạo chuyên môn sâu, chất lượng tốt.
Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại của Đại học Huế, Thủ tướng cho rằng, mặc dù số ngành đào tạo khá lớn, 119 ngành đào tạo đại học, 81 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 52 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ, nhưng tỷ lệ sinh viên Đại học Huế ra trường và có việc làm chưa cao, nhất là ngành nông lâm, giáo dục thể chất.
Nói về hướng đi quan trọng là tự chủ đại học, Thủ tướng cho rằng đây là lối ra cho Đại học Việt Nam và cũng là điểm Đại học Huế cần đổi mới. Từ đó, Thủ tướng đề nghị Ban Giám hiệu Nhà trường nghiên cứu mô hình tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu, giáo dục đại học nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như việc học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Nhân dịp này, Thủ tướng khẳng định không thể thành lập một Ban Quản lý các công trình dự án của các trường Đại học ở Bộ Giáo dục và Đào tạo mà “quản lý nhà nước chỉ làm một số việc cần thiết, không phải trực tiếp làm tất cả mọi việc”. Do đó,Thủ tướng yêu cầu các trường “tự chủ, tự chủ hơn nữa, sáng tạo, sáng tạo hơn nữa.” Thủ tướng đề nghị Đại học Huế nghiên cứu cách thức nâng cấp cơ sở vật chất hiện còn manh mún nhỏ lẻ, chưa có một đô thị đại học Huế cho xứng tầm.
Đề cập về phương hướng phát triển của Đại học Huế thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh việc cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, coi đây là “ngọn đuốc”phải nghiên cứu vận dụng một cách sáng tạo.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng đề cập đến Nghị quyết số 19 tại Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về đổi mới căn bản, toàn diện đối với đơn vị công lập đảm bảo hiệu quả và đặt câu hỏi: “Chúng ta phải vận dụng mô hình một cách phù hợp ở tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tại Đại học Huế, chứ không phải tư tưởng bao cấp như trước đây. Cái gì Nhà nước phải làm, cái gì Nhà nước phải đặt hàng, cái gì chúng ta phải tự chủ trang trải, chúng ta đặt bao nhiêu đơn đơn vị sự nghiệp trong Đại học Huế là phù hợp trong xu hướng mới?”
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã nêu một số định hướng lớn đối với Đại học Huế và giáo dục đại học nói chung. Trong đó, Đại học Huế phải quan tâm đồng thời giữa tri thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu, các kỹ năng mềm và phải gắn với thực tiễn, giúp sinh viên sáng tạo, trải nghiệm trưởng thành về tâm lý, trí tuệ và năng lực hành động. Cùng với đó là phải thực sự đào tạo theo nhu cầu xã hội, cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, hướng tới các chuẩn mực quốc tế; khắc phục nhược điểm để sinh viên không chỉ tự tìm việc mà tạo lập khởi nghiệp.
Phân tích thêm về tầm quan trọng của công tác quản trị Đại học, Thủ tướng nêu rõ xu hướng chuyển đổi từ Nhà nước kiểm soát sang Nhà nước giám sát và tự chủ trong cơ sở giáo dục và nhấn mạnh “tự chủ đại học phải được mở rộng hơn và thực chất hơn, đó là xu thế quản trị đại học của thế giới”.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng nhấn mạnh, Đại học Huế không được tự hài lòng, không chủ quan những gì tự đạt được, mà phải tích cực, chủ động hơn với tư cách là Đại học lớn, quy mô, tự đổi mới để phát triển. Thủ tướng đề nghị các trường thành viên của Đại học Huế phải mạnh dạn đứng ra tự chủ về hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, chủ động về tài chính, về cơ chế, nhân sự và mọi mặt trong hoạt động. Song song với tự chủ là tự chịu trách nhiệm. “Các sản phẩm của Đại học Huế phải được đo lường thường xuyên, công khai và được trong nước, quốc tế chấp nhận,” Thủ tướng nói.
Phát triển Huế dựa trên chiều sâu về văn hóa, con người
Sau khi thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã, làm việc với Đại học Huế, ciều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế, địa phương “1 điểm đến 5 di sản” nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn trên con đường đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thừa Thiên Huế-là tỉnh đầu tiên mà Đoàn công tác của Trung ương tới làm việc trong năm mới 2018.
Với lợi thế là thành phố của những di sản và lễ hội, cố đô lịch sử, 5 di sản của Huế đã được UNESCO công nhận gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Nói đến di sản Huế, nổi bật là hệ thống kinh thành rộng 700 ha với Hoàng thành và trên những vùng đồi núi rợp bóng thông xanh biếc rộng lớn ở phía Tây Nam là hệ thống lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn với sự hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên, sự tinh tế độc đáo của các công trình kiến trúc.
Năm 2017, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huế đạt 6.772 tỷ đồng; tổng lượng khách du lịch đạt 3,8 triệu lượt, tăng 16%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại buổi làm việc vẫn đánh giá, sự gia tăng này chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng đất duy nhất trên cả nước có 5 di sản thế giới nhưng kinh tế du lịch chỉ góp 15% vào GDP. Mặc dù tiềm năng là rất lớn, nhưng du lịch của Thừa Thiên Huế được nhiều chuyên gia đánh giá là phát triển chậm so với các địa phương khác. Nguyên nhân được cho rằng: sản phẩm du lịch chưa có sự cạnh tranh cao, thiếu tính độc đáo. Các thế mạnh tiềm năng du lịch chưa khai thác hết, chủ yếu mới dựa vào du lịch di sản.
Cùng với đó, doanh nghiệp lữ hành của Huế hầu hết vẫn chỉ có quy mô nhỏ, chủ yếu là nối tour đến Huế. Đường hàng không quá yếu, công suất đón khách của sân bay Phú Bài chỉ 1,6 triệu lượt khách/năm. Các sự kiện du lịch tại Huế quá nhỏ và ngắn ngày, không đủ sức hấp dẫn du khách đến Huế... Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, để du lịch Thừa Thiên Huế tăng trưởng, cần phải có thêm những mô hình trung tâm biểu diễn nghệ thuật quy mô hiện đại; các trung tâm mua sắm để giữ chân du khách ở lại Huế dài ngày hơn, tiêu tiền nhiều hơn.
Góp ý với địa phương về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị Thừa Thiên - Huế cần mạnh dạn thuê tư vấn nước ngoài để xây dựng quy hoạch tổng thể du lịch của địa phương chứ không chỉ riêng cho Lăng Cô và Chân Mây. Ngoài các sản phẩm du lịch di sản, truyền thống, Huế cần có những sản phẩm mới, hấp dẫn du khách hơn kể cả xây dựng Casino, sân Golft, tổ hợp khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí, trung tâm thương mại.
Kết luận buổi làm việc, đánh giá kết quả kinh tế-xã hội Thừa Thiên-Huế tăng trưởng tốt, đời sống người dân được cải thiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những chỉ tiêu đạt tốt của địa phương như giảm nghèo, độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, an ninh trật tự... Huế là địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão với trách nhiệm cao của cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện tốt, nhất là du lịch, dịch vụ, đem lại nguồn lợi cho nhân dân.
Bên cạnh những thành quả đó, Thủ tướng đã chỉ ra một số điểm hạn chế mà Thừa Thiên-Huế cần nỗ lực khắc phục để có thành tích tốt hơn. Theo đó, Thủ tướng cho rằng, mặc dù có thế mạnh về kết nối hạ tầng nhưng Huế chưa tạo được sự đột phá cần thiết, môi trường đầu tư chỉ ở mức trung bình, chỉ số VAPI đứng thứ 42/63... Do đó, Thủ tướng đề nghị cả hệ thống chính trị tỉnh cần gần dân, sát dân, hơn giải quyết kịp thời hơn kiến nghị của nhân dân và doanh nghiệp; phải tạo nên sự phát triển đột phá mạnh mẽ hơn, “đừng để phát triển bình bình” mà phải đổi mới quyết liệt, cách mạnh hơn.
Nhấn mạnh đến đặc thù của Huế - miền đất của văn hóa, lịch sử Việt Nam mà ít nơi nào có được, Thủ tướng nêu rõ, Huế nằm trong một vùng dày đặc di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Bản thân Huế cũng là một thành phố di sản với quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, thiên nhiên kỳ vĩ “ít nơi nào sánh kịp”. Đây là lợi thế so sánh, tiềm năng để phát triển địa phương. Từ đó, Thủ tướng định hướng phát triển Huế phải khác với mô hình thành phố sôi động như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng mà phải khai thác thế mạnh văn hóa, lịch sử, “vẻ đẹp Huế, chẳng nơi nào sánh được”; phải dựa trên chiều sâu về văn hóa, con người ở đây để phát triển. Để làm được điều đó, Thủ tướng gợi ý Huế cần có một quy hoạch tốt và quản lý tốt quy hoạch sao cho vẻ đẹp Huế cổ kính nhưng hài hòa trong tổng thể, đưa du lịch thực sự trở thành một mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đưa ra yêu cầu thực hiện hướng đột phá của Huế là du lịch, dịch vụ và liên kết kinh tế. Với mục tiêu đó, Huế cần có một hệ sinh thái du lịch bài bản, chuyên nghiệp, có chiều sâu; để sao cho du khách đến Huế phải lưu lại dài ngày hơn, “không phải số lượng nhiều là tốt mà lưu lại dài ngày mới đem lại thu nhập cao,” Thủ tướng nói và đề nghị tỉnh cần phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý di sản, phát triển du lịch.
Cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu xếp hạng còn thấp, tính năng động của chính quyền, cần sự liên kết chặt chẽ giữa Đại học Huế với chính quyền các cấp”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh “Đại học Huế là một cực phát triển của địa phương”. Trên cơ sở đó, Thủ tướng mong muốn Huế đẩy mạnh việc huy động mọi nguồn lực, nhất là từ tư nhân để mở rộng đầu tư: giao thông, du lịch, y tế, công nghiệp... “Một tinh thần là hãy làm mạnh mẽ nhưng chặt chẽ”;“dám nghĩ, dám làm để phát triển,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Lưu ý địa phương chú trọng hơn nữa đến bảo vệ các môi trường sinh thái, văn hóa, an ninh, Thủ tướng mong muốn sao cho Huế luôn sạch sẽ, ngăn nắp, trật tự từ nông thôn đến thành thị, xứng đáng là một thành phố di sản, thành phố Festival của Việt Nam, để các di sản phong phú, độc đáo mãi mãi cùng thời gian. Thủ tướng đề nghị Thừa Thiên Huế cần có chương trình hành động cụ thể thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết 01 của Chính phủ với phương châm 10 chữ: Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả để áp dụng trên địa bàn. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo địa phương “bắt tay vào lo Tết cho dân tốt nhất”; có kế hoạch ra quân trước và trong Tết, tạo khí thế thi đua, sôi nổi phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh năm 2018 với kết quả tốt nhất.
*** Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, thị sát hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, trực thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Số lượng thủ tục hành chính được đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm này là 1.401 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, các cơ quan theo ngành dọc được các bộ, ngành đặt tại địa phương, tiếp nhận khoảng 180-200 phiên giao dịch/ngày.
Tại đây, người dân, tổ chức khi nộp hồ sơ sẽ được số hóa, tạo lập hồ sơ điện tử. Với phương châm “Thân thiện-Đơn giản-Đúng hẹn,” Trung tâm có bộ phận hướng dẫn người dân, tổ chức lấy số và các thắc mắc, bộ phận giám sát, theo dõi quá trình tiếp nhận, xử lý và hoàn trả thủ tục hành chính nhanh, gọn, công khai minh bạch.
Sự ra đời của Trung tâm Hành chính công tỉnh cùng với hệ thống Trung tâm Hành chính công cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã là giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối cùng ngày, trước khi rời Huế, Thủ tướng đã tới thăm hỏi, tặng quà hai Mẹ Việt Nam Anh hùng sinh sống trên địa bàn thành phố Huế là các Mẹ: Nguyễn Thị Hường ở 42 Hoàng Văn Thụ, phường Xuân Phú và mẹ Nguyễn Thị Hiệp, ở tại 2A/18 Đào Tấn, phường Trường An./.
Vườn Quốc gia Bạch Mã còn được biết đến với sự đa dạng về hệ nấm và thực vật với 2.373 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước), trong đó, theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Vườn có 73 loài cần phải được bảo vệ.
Tự chủ, tự chủ hơn nữa, sáng tạo, sáng tạo hơn nữa
Là trường đại học được hình thành và phát triển sớm nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đại học Huế hiện phát triển lớn mạnh với 8 trường đại học thành viên, đào tạo đa ngành, lĩnh vực như sư phạm, khoa học, y dược, nông lâm, nghệ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, luật. Đây đã trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mạnh, đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của khu vực và cả nước. Năm 2016, Đại học Huế được xếp hạng 350 các trường đại học hàng đầu châu Á và đứng thứ tư trong các trường đại học ở Việt Nam. Hiện Đại học Huế có gần 3.900 cán bộ, viên chức và lao động, trong đó có gần 250 Giáo sư, Phó Giáo sư. Các nghiên cứu khoa học của Đại học Huế đã tạo ra hàng trăm sản phẩm công nghệ, nhiều sản phẩm có tiềm năng thương mại như các giống cây con, chế phẩm sinh học, các hoạt chất sinh học phòng trừ bệnh dịch cho con người và vật nuôi; vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thông minh…
Cùng đi với Thủ tướng tới thăm và nói chuyện với thầy và trò Đại học Huế - cơ sở đào tạo đại học đầu tiên ở miền Trung, Tây Nguyên với bề dày hơn 60 năm ra đời và phát triển có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành. Lắng nghe ý kiến của các thầy, cô giáo, giảng viên nhà trường và ý kiến lãnh đạo các bộ, ngành, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến bề dày lịch sử rất đáng tự hào của Đại học Huế - trung tâm giáo dục đại học nằm ở vùng đất giàu truyền thống văn hóa, địa linh nhân kiệt của dân tộc. Thủ tướng đánh giá Đại học Huế là tinh hoa của miền Trung, của xứ Huế, là trung tâm đào tạo lớn của khu vực và cả nước với nhiều ngành đào tạo chuyên môn sâu, chất lượng tốt.
Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại của Đại học Huế, Thủ tướng cho rằng, mặc dù số ngành đào tạo khá lớn, 119 ngành đào tạo đại học, 81 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 52 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ, nhưng tỷ lệ sinh viên Đại học Huế ra trường và có việc làm chưa cao, nhất là ngành nông lâm, giáo dục thể chất.
Nói về hướng đi quan trọng là tự chủ đại học, Thủ tướng cho rằng đây là lối ra cho Đại học Việt Nam và cũng là điểm Đại học Huế cần đổi mới. Từ đó, Thủ tướng đề nghị Ban Giám hiệu Nhà trường nghiên cứu mô hình tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu, giáo dục đại học nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng như việc học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Nhân dịp này, Thủ tướng khẳng định không thể thành lập một Ban Quản lý các công trình dự án của các trường Đại học ở Bộ Giáo dục và Đào tạo mà “quản lý nhà nước chỉ làm một số việc cần thiết, không phải trực tiếp làm tất cả mọi việc”. Do đó,Thủ tướng yêu cầu các trường “tự chủ, tự chủ hơn nữa, sáng tạo, sáng tạo hơn nữa.” Thủ tướng đề nghị Đại học Huế nghiên cứu cách thức nâng cấp cơ sở vật chất hiện còn manh mún nhỏ lẻ, chưa có một đô thị đại học Huế cho xứng tầm.
Đề cập về phương hướng phát triển của Đại học Huế thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh việc cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, coi đây là “ngọn đuốc”phải nghiên cứu vận dụng một cách sáng tạo.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng đề cập đến Nghị quyết số 19 tại Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về đổi mới căn bản, toàn diện đối với đơn vị công lập đảm bảo hiệu quả và đặt câu hỏi: “Chúng ta phải vận dụng mô hình một cách phù hợp ở tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tại Đại học Huế, chứ không phải tư tưởng bao cấp như trước đây. Cái gì Nhà nước phải làm, cái gì Nhà nước phải đặt hàng, cái gì chúng ta phải tự chủ trang trải, chúng ta đặt bao nhiêu đơn đơn vị sự nghiệp trong Đại học Huế là phù hợp trong xu hướng mới?”
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã nêu một số định hướng lớn đối với Đại học Huế và giáo dục đại học nói chung. Trong đó, Đại học Huế phải quan tâm đồng thời giữa tri thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu, các kỹ năng mềm và phải gắn với thực tiễn, giúp sinh viên sáng tạo, trải nghiệm trưởng thành về tâm lý, trí tuệ và năng lực hành động. Cùng với đó là phải thực sự đào tạo theo nhu cầu xã hội, cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, hướng tới các chuẩn mực quốc tế; khắc phục nhược điểm để sinh viên không chỉ tự tìm việc mà tạo lập khởi nghiệp.
Phân tích thêm về tầm quan trọng của công tác quản trị Đại học, Thủ tướng nêu rõ xu hướng chuyển đổi từ Nhà nước kiểm soát sang Nhà nước giám sát và tự chủ trong cơ sở giáo dục và nhấn mạnh “tự chủ đại học phải được mở rộng hơn và thực chất hơn, đó là xu thế quản trị đại học của thế giới”.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng nhấn mạnh, Đại học Huế không được tự hài lòng, không chủ quan những gì tự đạt được, mà phải tích cực, chủ động hơn với tư cách là Đại học lớn, quy mô, tự đổi mới để phát triển. Thủ tướng đề nghị các trường thành viên của Đại học Huế phải mạnh dạn đứng ra tự chủ về hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, chủ động về tài chính, về cơ chế, nhân sự và mọi mặt trong hoạt động. Song song với tự chủ là tự chịu trách nhiệm. “Các sản phẩm của Đại học Huế phải được đo lường thường xuyên, công khai và được trong nước, quốc tế chấp nhận,” Thủ tướng nói.
Phát triển Huế dựa trên chiều sâu về văn hóa, con người
Sau khi thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã, làm việc với Đại học Huế, ciều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế, địa phương “1 điểm đến 5 di sản” nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn trên con đường đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thừa Thiên Huế-là tỉnh đầu tiên mà Đoàn công tác của Trung ương tới làm việc trong năm mới 2018.
Với lợi thế là thành phố của những di sản và lễ hội, cố đô lịch sử, 5 di sản của Huế đã được UNESCO công nhận gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Nói đến di sản Huế, nổi bật là hệ thống kinh thành rộng 700 ha với Hoàng thành và trên những vùng đồi núi rợp bóng thông xanh biếc rộng lớn ở phía Tây Nam là hệ thống lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn với sự hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên, sự tinh tế độc đáo của các công trình kiến trúc.
Năm 2017, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huế đạt 6.772 tỷ đồng; tổng lượng khách du lịch đạt 3,8 triệu lượt, tăng 16%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại buổi làm việc vẫn đánh giá, sự gia tăng này chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng đất duy nhất trên cả nước có 5 di sản thế giới nhưng kinh tế du lịch chỉ góp 15% vào GDP. Mặc dù tiềm năng là rất lớn, nhưng du lịch của Thừa Thiên Huế được nhiều chuyên gia đánh giá là phát triển chậm so với các địa phương khác. Nguyên nhân được cho rằng: sản phẩm du lịch chưa có sự cạnh tranh cao, thiếu tính độc đáo. Các thế mạnh tiềm năng du lịch chưa khai thác hết, chủ yếu mới dựa vào du lịch di sản.
Cùng với đó, doanh nghiệp lữ hành của Huế hầu hết vẫn chỉ có quy mô nhỏ, chủ yếu là nối tour đến Huế. Đường hàng không quá yếu, công suất đón khách của sân bay Phú Bài chỉ 1,6 triệu lượt khách/năm. Các sự kiện du lịch tại Huế quá nhỏ và ngắn ngày, không đủ sức hấp dẫn du khách đến Huế... Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, để du lịch Thừa Thiên Huế tăng trưởng, cần phải có thêm những mô hình trung tâm biểu diễn nghệ thuật quy mô hiện đại; các trung tâm mua sắm để giữ chân du khách ở lại Huế dài ngày hơn, tiêu tiền nhiều hơn.
Góp ý với địa phương về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị Thừa Thiên - Huế cần mạnh dạn thuê tư vấn nước ngoài để xây dựng quy hoạch tổng thể du lịch của địa phương chứ không chỉ riêng cho Lăng Cô và Chân Mây. Ngoài các sản phẩm du lịch di sản, truyền thống, Huế cần có những sản phẩm mới, hấp dẫn du khách hơn kể cả xây dựng Casino, sân Golft, tổ hợp khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí, trung tâm thương mại.
Kết luận buổi làm việc, đánh giá kết quả kinh tế-xã hội Thừa Thiên-Huế tăng trưởng tốt, đời sống người dân được cải thiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những chỉ tiêu đạt tốt của địa phương như giảm nghèo, độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, an ninh trật tự... Huế là địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão với trách nhiệm cao của cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện tốt, nhất là du lịch, dịch vụ, đem lại nguồn lợi cho nhân dân.
Bên cạnh những thành quả đó, Thủ tướng đã chỉ ra một số điểm hạn chế mà Thừa Thiên-Huế cần nỗ lực khắc phục để có thành tích tốt hơn. Theo đó, Thủ tướng cho rằng, mặc dù có thế mạnh về kết nối hạ tầng nhưng Huế chưa tạo được sự đột phá cần thiết, môi trường đầu tư chỉ ở mức trung bình, chỉ số VAPI đứng thứ 42/63... Do đó, Thủ tướng đề nghị cả hệ thống chính trị tỉnh cần gần dân, sát dân, hơn giải quyết kịp thời hơn kiến nghị của nhân dân và doanh nghiệp; phải tạo nên sự phát triển đột phá mạnh mẽ hơn, “đừng để phát triển bình bình” mà phải đổi mới quyết liệt, cách mạnh hơn.
Nhấn mạnh đến đặc thù của Huế - miền đất của văn hóa, lịch sử Việt Nam mà ít nơi nào có được, Thủ tướng nêu rõ, Huế nằm trong một vùng dày đặc di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Bản thân Huế cũng là một thành phố di sản với quần thể di tích lịch sử nổi tiếng, thiên nhiên kỳ vĩ “ít nơi nào sánh kịp”. Đây là lợi thế so sánh, tiềm năng để phát triển địa phương. Từ đó, Thủ tướng định hướng phát triển Huế phải khác với mô hình thành phố sôi động như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng mà phải khai thác thế mạnh văn hóa, lịch sử, “vẻ đẹp Huế, chẳng nơi nào sánh được”; phải dựa trên chiều sâu về văn hóa, con người ở đây để phát triển. Để làm được điều đó, Thủ tướng gợi ý Huế cần có một quy hoạch tốt và quản lý tốt quy hoạch sao cho vẻ đẹp Huế cổ kính nhưng hài hòa trong tổng thể, đưa du lịch thực sự trở thành một mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đưa ra yêu cầu thực hiện hướng đột phá của Huế là du lịch, dịch vụ và liên kết kinh tế. Với mục tiêu đó, Huế cần có một hệ sinh thái du lịch bài bản, chuyên nghiệp, có chiều sâu; để sao cho du khách đến Huế phải lưu lại dài ngày hơn, “không phải số lượng nhiều là tốt mà lưu lại dài ngày mới đem lại thu nhập cao,” Thủ tướng nói và đề nghị tỉnh cần phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý di sản, phát triển du lịch.
Cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu xếp hạng còn thấp, tính năng động của chính quyền, cần sự liên kết chặt chẽ giữa Đại học Huế với chính quyền các cấp”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh “Đại học Huế là một cực phát triển của địa phương”. Trên cơ sở đó, Thủ tướng mong muốn Huế đẩy mạnh việc huy động mọi nguồn lực, nhất là từ tư nhân để mở rộng đầu tư: giao thông, du lịch, y tế, công nghiệp... “Một tinh thần là hãy làm mạnh mẽ nhưng chặt chẽ”;“dám nghĩ, dám làm để phát triển,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Lưu ý địa phương chú trọng hơn nữa đến bảo vệ các môi trường sinh thái, văn hóa, an ninh, Thủ tướng mong muốn sao cho Huế luôn sạch sẽ, ngăn nắp, trật tự từ nông thôn đến thành thị, xứng đáng là một thành phố di sản, thành phố Festival của Việt Nam, để các di sản phong phú, độc đáo mãi mãi cùng thời gian. Thủ tướng đề nghị Thừa Thiên Huế cần có chương trình hành động cụ thể thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết 01 của Chính phủ với phương châm 10 chữ: Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả để áp dụng trên địa bàn. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo địa phương “bắt tay vào lo Tết cho dân tốt nhất”; có kế hoạch ra quân trước và trong Tết, tạo khí thế thi đua, sôi nổi phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh năm 2018 với kết quả tốt nhất.
*** Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, thị sát hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế, trực thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Số lượng thủ tục hành chính được đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm này là 1.401 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, các cơ quan theo ngành dọc được các bộ, ngành đặt tại địa phương, tiếp nhận khoảng 180-200 phiên giao dịch/ngày.
Tại đây, người dân, tổ chức khi nộp hồ sơ sẽ được số hóa, tạo lập hồ sơ điện tử. Với phương châm “Thân thiện-Đơn giản-Đúng hẹn,” Trung tâm có bộ phận hướng dẫn người dân, tổ chức lấy số và các thắc mắc, bộ phận giám sát, theo dõi quá trình tiếp nhận, xử lý và hoàn trả thủ tục hành chính nhanh, gọn, công khai minh bạch.
Sự ra đời của Trung tâm Hành chính công tỉnh cùng với hệ thống Trung tâm Hành chính công cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã là giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối cùng ngày, trước khi rời Huế, Thủ tướng đã tới thăm hỏi, tặng quà hai Mẹ Việt Nam Anh hùng sinh sống trên địa bàn thành phố Huế là các Mẹ: Nguyễn Thị Hường ở 42 Hoàng Văn Thụ, phường Xuân Phú và mẹ Nguyễn Thị Hiệp, ở tại 2A/18 Đào Tấn, phường Trường An./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 25 đến 31-12-2017)  (02/01/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 25 đến ngày 31-12-2017)  (02/01/2018)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên