Tiếp tục tạo điều kiện cho vùng Tây Bắc phát triển bền vững
Những kết quả đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động của các tổ chức đoàn thể địa phương trong vùng. Điều đó được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh mặc dù kết thúc hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết số 18-TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), Quyết định số 104-QĐ/TW, ngày 28-11-2017 của Bộ Chính trị, song để tiếp tục tạo điều kiện cho vùng Tây Bắc phát triển một cách bền vững, toàn diện, quốc phòng, an ninh được bảo đảm một cách vững chắc, hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và các địa phương trong vùng tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc cần tiếp thu các ý kiến thảo luận để hoàn thiện cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và đề xuất, kiến nghị một số nhiệm vụ với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ một số nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai thực hiện.
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện để sắp xếp tổ chức cán bộ tham mưu của Ban sau khi kết thúc hoạt động để Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho công chức, người lao động một cách hợp lý nhất; sắp xếp hồ sơ tài liệu lưu trữ và bàn giao con dấu về Văn phòng Trung ương theo quy định; kiểm kê tài sản, thanh quyết toán theo quy định gửi về Văn phòng Chính phủ.
Đối với các địa phương trong vùng, đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị các địa phương nghiên cứu, xem xét, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận, bố trí hợp lý cho công chức, người lao động của Ban Chỉ đạo khi thực hiện Quyết định số 104-QĐ/TW ngày 28-11-2017 của Bộ Chính trị về kết thúc hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc.
Các địa phương tập trung các biện pháp, giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra trong năm 2018; thực hiện tốt công tác thu ngân sách trên địa bàn; quản lý hiệu quả nguồn chi ngân sách; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thu hút nguồn lực đầu tư vào địa phương.
Các địa phương chủ động ứng phó với thiên tai, cần quyết liệt trong việc di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục; quan tâm chăm lo đời sống kinh tế-xã hội cho người dân. Nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, giữ gìn đại đoàn kết dân tộc; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm quốc phòng-an ninh, hoạt động của tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy...
Năm 2017, tình hình kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc phát triển ổn định; kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) ước đạt 8,43% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng; thu nhập bình quân đầu người đạt 30,75 triệu đồng, tăng 2,25 triệu đồng so với năm 2016. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 36,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với kế hoạch năm.
Sản xuất nông, lâm nghiệp được chú trọng theo hướng bền vững, phát huy lợi thế của từng tiểu vùng; sản xuất công nghiệp, xây dựng tiếp tục phát triển, các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ được phát huy; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 138,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 153,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2016.
Năm 2017, có thêm 106 xã được công nhận đạt chuẩn, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn vùng lên 318 xã, đời sống dân cư trong vùng cơ bản được ổn định; công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh và phúc lợi xã hội được các cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực.
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, chủ quyền biển đảo biên giới quốc gia được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn, đổi mới cả về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phương thức hoạt động; công tác dân tộc, tôn giáo, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc được cải thiện, nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc và miền núi được giữ vững và ổn định.
Thực hiện Nghị quyết số 18-TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Quyết định số 104-QĐ/TW, ngày 28-11-2017 của Bộ Chính trị về kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, để tạo điều kiện cho vùng Tây Bắc phát triển một cách bền vững, toàn diện, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cũng đã đề xuất, kiến nghị một số vấn đề với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tưởng Chính phủ tiếp tục quan tâm xem xét, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư về phát triển kinh tế-xã hội cho vùng Tây Bắc.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương đã ghi nhận và đánh giá cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc trong những năm qua, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng Tây Bắc.
Các đại biểu cũng kiến nghị, đề nghị sau khi kết thúc hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, cần có các cơ chế, chính sách ưu tiên đặc thù cho phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc; đặc biệt ưu tiên tiếp tục cân đối, bố trí bổ sung nguồn vốn thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách trong giai đoạn từ nay đến năm 2020; ưu tiên công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ và phát triển 3 loại rừng trên địa bàn vùng Tây Bắc và các đề án phát triển cây dược liệu; Đề án giảm nghèo bền vững đối với các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng Tây Bắc; công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo trên địa bàn vùng Tây Bắc./.
Triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018  (25/12/2017)
Không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong bão  (25/12/2017)
Công tác tuyên giáo góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đất nước  (25/12/2017)
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác dân vận  (25/12/2017)
Trung Quốc chú trọng thúc đẩy quan hệ với Nga, Mỹ trong năm 2018  (25/12/2017)
Tăng trưởng GDP năm 2017: Từ nỗi lo đến sự bứt phá  (25/12/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển