Thu hẹp chênh lệch tiền lương giữa khối hành chính và doanh nghiệp
23:03, ngày 09-12-2017
Sáng 09-12-2017, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, việc thiết kế chính sách tiền lương phải bảo đảm thu hẹp chênh lệch giữa khối hành chính và doanh nghiệp; không cào bằng, bình quân như hiện nay. Phó Thủ tướng đánh giá Thành phố Hồ Chí Minh là cấp hành chính, kinh tế năng động bậc nhất của cả nước nên có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá thực trạng, kiến nghị tới Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Đây là các đề án quan trọng sẽ được Trung ương Đảng tập trung thảo luận, thông qua vào năm 2018, triển khai thực hiện từ sau năm 2021.
Báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết chính sách tiền lương hiện hành còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực làm việc cho công chức, viên chức và người lao động.
Cụ thể, trong khu vực hành chính, sự nghiệp, lương cơ bản thấp và chậm điều chỉnh, mức tăng chủ yếu bù đắp trượt giá, chưa bảo đảm nhu cầu sống cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng của khu vực sản xuất- kinh doanh (1,3 triệu đồng so với hơn 3 triệu đồng).
Hệ thống thang, bảng lương khối hành chính nặng về bằng cấp, chưa phản ánh được trình độ, chất lượng đáp ứng công việc hoặc chức vụ đảm nhận. Hệ số giãn cách giữa các bậc lương thấp (sau 3 năm nâng hệ số lương thêm 0,35, tương ứng khoảng hơn 400.000 đồng), làm giảm hiệu quả của hệ số lương, tăng tính bình quân trong trả lương.
Thành phố cũng cho rằng cơ chế chi trả tiền lương chưa tạo điều kiện cho các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có điều kiện hình thành cơ chế bổ sung quỹ tiền lương để nâng cao thu nhập đội ngũ công chức.
Về chính sách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp, sản xuất- kinh doanh, Ủy ban nhân dân Thành phố đánh giá hệ thống pháp luật về tiền lương tối thiểu được bổ sung, hoàn thiện qua từng năm, đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, luật pháp chưa quy định lương tối thiểu theo thời vụ (tuần, ngày, giờ,...) và kiến nghị phải quy định mức lương tối thiểu này; điều chỉnh mức lương cán bộ, công chức ít nhất phải bằng lương thấp nhất của người lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
Thành phố kiến nghị cần xây dựng Luật về tiền lương tối thiểu, quy định rõ điều kiện, phương pháp tính, xác định lương tối thiểu để bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tiễn.
Đối với chính sách bảo hiểm xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 2,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Trong nửa đầu năm 2017, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 95,36%, bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 32,18% và bảo hiểm thất nghiệp đạt 94,99% so với kế hoạch bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Đặc biệt, Thành phố đã cân đối ngân sách địa phương để hỗ trợ cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Trưởng Ban chỉ đạo Vương Đình Huệ đánh giá cao các nhận định của Thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội hiện nay, đồng thời đồng tình với các kiến nghị của Thành phố trong định hướng cải cách chính sách.
Theo đó, Ban chỉ đạo ghi nhận việc thiết kế chính sách tiền lương phải bảo đảm thu hẹp chênh lệch giữa khối hành chính và doanh nghiệp, thực sự là động lực cho hoạt động công vụ và sản xuất kinh doanh, trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ chứ không cào bằng, bình quân như hiện nay, đổi mới, xây dựng cơ cấu quỹ lương bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong chi trả lương cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Trưởng Ban chỉ đạo cho rằng cần thiết kế chế độ bảo hiểm xã hội đa tầng, tuân thủ các nguyên tắc đóng- hưởng, chia sẻ rủi ro và bảo đảm bền vững Quỹ Bảo hiểm xã hội. Đồng thời, Trưởng Ban chỉ đạo ghi nhận nỗ lực của Thành phố trong cân đối ngân sách, hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, góp phần mở rộng diện bao phủ, gây dựng văn hoá đóng bảo hiểm xã hội trong cộng đồng.
“Cùng với Nghị quyết số 18 và số 19 của Hội nghị Trung ương 6 khoá XII về tinh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, nâng chất lượng dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập, chúng ta sẽ tiến tới thực hiện thành công cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội tạo động lực cho sự phát triển của người lao động, doanh nghiệp và quốc gia trong thời gian tới”, Trưởng Ban chỉ đạo tin tưởng./.
Báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết chính sách tiền lương hiện hành còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực làm việc cho công chức, viên chức và người lao động.
Cụ thể, trong khu vực hành chính, sự nghiệp, lương cơ bản thấp và chậm điều chỉnh, mức tăng chủ yếu bù đắp trượt giá, chưa bảo đảm nhu cầu sống cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng của khu vực sản xuất- kinh doanh (1,3 triệu đồng so với hơn 3 triệu đồng).
Hệ thống thang, bảng lương khối hành chính nặng về bằng cấp, chưa phản ánh được trình độ, chất lượng đáp ứng công việc hoặc chức vụ đảm nhận. Hệ số giãn cách giữa các bậc lương thấp (sau 3 năm nâng hệ số lương thêm 0,35, tương ứng khoảng hơn 400.000 đồng), làm giảm hiệu quả của hệ số lương, tăng tính bình quân trong trả lương.
Thành phố cũng cho rằng cơ chế chi trả tiền lương chưa tạo điều kiện cho các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có điều kiện hình thành cơ chế bổ sung quỹ tiền lương để nâng cao thu nhập đội ngũ công chức.
Về chính sách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp, sản xuất- kinh doanh, Ủy ban nhân dân Thành phố đánh giá hệ thống pháp luật về tiền lương tối thiểu được bổ sung, hoàn thiện qua từng năm, đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, luật pháp chưa quy định lương tối thiểu theo thời vụ (tuần, ngày, giờ,...) và kiến nghị phải quy định mức lương tối thiểu này; điều chỉnh mức lương cán bộ, công chức ít nhất phải bằng lương thấp nhất của người lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
Thành phố kiến nghị cần xây dựng Luật về tiền lương tối thiểu, quy định rõ điều kiện, phương pháp tính, xác định lương tối thiểu để bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tiễn.
Đối với chính sách bảo hiểm xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 2,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Trong nửa đầu năm 2017, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 95,36%, bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 32,18% và bảo hiểm thất nghiệp đạt 94,99% so với kế hoạch bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Đặc biệt, Thành phố đã cân đối ngân sách địa phương để hỗ trợ cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Trưởng Ban chỉ đạo Vương Đình Huệ đánh giá cao các nhận định của Thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội hiện nay, đồng thời đồng tình với các kiến nghị của Thành phố trong định hướng cải cách chính sách.
Theo đó, Ban chỉ đạo ghi nhận việc thiết kế chính sách tiền lương phải bảo đảm thu hẹp chênh lệch giữa khối hành chính và doanh nghiệp, thực sự là động lực cho hoạt động công vụ và sản xuất kinh doanh, trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ chứ không cào bằng, bình quân như hiện nay, đổi mới, xây dựng cơ cấu quỹ lương bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong chi trả lương cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Trưởng Ban chỉ đạo cho rằng cần thiết kế chế độ bảo hiểm xã hội đa tầng, tuân thủ các nguyên tắc đóng- hưởng, chia sẻ rủi ro và bảo đảm bền vững Quỹ Bảo hiểm xã hội. Đồng thời, Trưởng Ban chỉ đạo ghi nhận nỗ lực của Thành phố trong cân đối ngân sách, hỗ trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, góp phần mở rộng diện bao phủ, gây dựng văn hoá đóng bảo hiểm xã hội trong cộng đồng.
“Cùng với Nghị quyết số 18 và số 19 của Hội nghị Trung ương 6 khoá XII về tinh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, nâng chất lượng dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập, chúng ta sẽ tiến tới thực hiện thành công cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội tạo động lực cho sự phát triển của người lao động, doanh nghiệp và quốc gia trong thời gian tới”, Trưởng Ban chỉ đạo tin tưởng./.
Nhiều biến động đang đè nặng lên nền kinh tế Venezuela  (09/12/2017)
Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết thách thức đô thị hóa nhanh  (09/12/2017)
Phát động chiến dịch “cho con về nhà an toàn”  (09/12/2017)
Ngày 10-12-2017 chính thức bắt đầu Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI  (09/12/2017)
Chính phủ yêu cầu theo dõi chặt diễn biến của thị trường tiền tệ  (09/12/2017)
Việt Nam là đối tác chính và quan trọng của Saint Petersburg  (09/12/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay