Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU có thể hoàn tất trong năm sau
23:09, ngày 02-12-2017
Ngày 01-12-2017, Hội thảo về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp, với sự tham dự của đại diện Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và rất đông đại diện tập đoàn, công ty của Pháp và châu Âu. Cuộc hội thảo do Hiệp hội Giới chủ Pháp (Medef) và Trung tâm châu Á (Asia Centre) tổ chức.
Phát biểu trong phần mở đầu, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Quốc Khánh cho biết sau khi nhất trí kết thúc đàm phán EVFTA vào cuối năm 2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang tiến hành quá trình hoàn thiện về ngôn ngữ và luật pháp cho thỏa thuận, sau đó đệ trình lên các cấp cao hơn vào đầu năm tới để chuẩn bị cho tiến trình ký kết chính thức và phê chuẩn.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đánh giá: "Kết thúc quá trình đàm phán rất quan trọng nhưng đó chỉ là khởi đầu. Thực hiện hiệp định một cách hiệu quả mới là mục tiêu chung”. Thứ trưởng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam đang xây dựng một kế hoạch áp dụng hiệp định và dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Về phần mình, Trưởng đoàn đàm phán EVFTA của EU, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Thương mại của Ủy ban châu Âu Raffaele Mauro Petriccione bày tỏ EVFTA sẽ được ký và có thể được thông qua từ nay đến cuối năm 2018. Tuy vậy, ông cũng lưu ý quá trình thông qua có thể kéo dài do EU là một khối thương mại với nhiều thành viên.
Theo ông Mauro Petriccione, đối với EU, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba trong ASEAN, chỉ xếp sau Malaysia và Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 ước tính khoảng 41 tỷ euro. Ông nhận xét hai nền kinh tế có tính bổ sung cho nhau rất cao và đó là một điểm quan trọng. Việt Nam xuất khẩu vào EU hàng điện tử, may mặc, giày dép, gạo, hải sản, càphê…, còn mặt hàng chính từ EU bán sang Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao, máy công nghiệp, dược phẩm.
Tại cuộc hội thảo, Trưởng đoàn đàm phán EVFTA và nhiều diễn giả đánh giá rất cao chính sách ngoại giao kinh tế-thương mại chủ động của Việt Nam, nêu bật vai trò chủ đạo của Việt Nam trong các sự kiện quy mô toàn cầu gần đây, nhất là Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.
Bà Marie-Christine Poncin, cố vấn cao cấp Cơ quan Điều phối, chiến lược, chính sách thương mại, Bộ Kinh tế và tài chính Pháp, nhận định Việt Nam có chính sách nhất quán hội nhập nền kinh tế vào thương mại toàn cầu, phát triển nhiều lĩnh vực trong nước để thúc đẩy xóa đói nghèo. Theo bà, chính sách ngoại giao kinh tế của Việt Nam rất chủ động, tham gia đàm phán rất nhiều thỏa thuận thương mại và đóng vai trò là nhân tố tích cực trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.
Trong khi đó, theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam-EU có vai trò rất quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế khá lớn.
EVFTA có thể giúp bổ sung khoảng 2,5% vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2020 và 4,6% vào 2025, xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng mạnh, từ đó làm tăng thu nhập thực tế và tạo ra rất nhiều việc làm mới.
Ước tính sẽ có khoảng 300.000 người thoát khỏi ngưỡng đói nghèo nhờ hiệp định này, đặc biệt là người lao động ở khu vực nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.Đầu tư của châu Âu vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, giúp cải thiện vị thế là nhà đầu tư lớn thứ năm vào Việt Nam.
Xuất khẩu của EU sang Việt Nam gia tăng, một mặt giúp cho EU giảm thâm hụt thương mại, mặt khác tạo điều kiện cho Việt Nam nhập khẩu các công nghệ nguồn quan trọng đối với cải thiện thứ hạng nền kinh tế.
Tại cuộc hội thảo, Trưởng đoàn đàm phán EVFTA cũng đánh giá cao các cơ hội mà hiệp định mang lại cho các doanh nghiệp châu Âu, như tỷ lệ tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường tài chính, cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước và thị trường mua sắm công của Việt Nam sau hiệp định, đặc biệt là vai trò và vị thế của Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Cùng với sức hấp dẫn của thị trường lớn, phía EU đặt ra những yêu cầu rất cao đối với Việt Nam.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, điều này không nên coi thuần túy là những thách thức mà còn là cơ hội để cải tổ nền kinh tế. Ông lấy ví dụ về việc phía EU đòi hỏi Việt Nam sử dụng các chuẩn mực quốc tế, nhất là các chuẩn mực của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong quản trị doanh nghiệp nhà nước và Việt Nam cũng đã có chính sách tương tự, song thực tế vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa mong muốn và thực tiễn. Do đó, việc đáp ứng được yêu cầu này của EU có thể sẽ có tác dụng tích cực đối với cải cách kinh tế của Việt Nam./.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đánh giá: "Kết thúc quá trình đàm phán rất quan trọng nhưng đó chỉ là khởi đầu. Thực hiện hiệp định một cách hiệu quả mới là mục tiêu chung”. Thứ trưởng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam đang xây dựng một kế hoạch áp dụng hiệp định và dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Về phần mình, Trưởng đoàn đàm phán EVFTA của EU, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Thương mại của Ủy ban châu Âu Raffaele Mauro Petriccione bày tỏ EVFTA sẽ được ký và có thể được thông qua từ nay đến cuối năm 2018. Tuy vậy, ông cũng lưu ý quá trình thông qua có thể kéo dài do EU là một khối thương mại với nhiều thành viên.
Theo ông Mauro Petriccione, đối với EU, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba trong ASEAN, chỉ xếp sau Malaysia và Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 ước tính khoảng 41 tỷ euro. Ông nhận xét hai nền kinh tế có tính bổ sung cho nhau rất cao và đó là một điểm quan trọng. Việt Nam xuất khẩu vào EU hàng điện tử, may mặc, giày dép, gạo, hải sản, càphê…, còn mặt hàng chính từ EU bán sang Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao, máy công nghiệp, dược phẩm.
Tại cuộc hội thảo, Trưởng đoàn đàm phán EVFTA và nhiều diễn giả đánh giá rất cao chính sách ngoại giao kinh tế-thương mại chủ động của Việt Nam, nêu bật vai trò chủ đạo của Việt Nam trong các sự kiện quy mô toàn cầu gần đây, nhất là Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.
Bà Marie-Christine Poncin, cố vấn cao cấp Cơ quan Điều phối, chiến lược, chính sách thương mại, Bộ Kinh tế và tài chính Pháp, nhận định Việt Nam có chính sách nhất quán hội nhập nền kinh tế vào thương mại toàn cầu, phát triển nhiều lĩnh vực trong nước để thúc đẩy xóa đói nghèo. Theo bà, chính sách ngoại giao kinh tế của Việt Nam rất chủ động, tham gia đàm phán rất nhiều thỏa thuận thương mại và đóng vai trò là nhân tố tích cực trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.
Trong khi đó, theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam-EU có vai trò rất quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế khá lớn.
EVFTA có thể giúp bổ sung khoảng 2,5% vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2020 và 4,6% vào 2025, xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng mạnh, từ đó làm tăng thu nhập thực tế và tạo ra rất nhiều việc làm mới.
Ước tính sẽ có khoảng 300.000 người thoát khỏi ngưỡng đói nghèo nhờ hiệp định này, đặc biệt là người lao động ở khu vực nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.Đầu tư của châu Âu vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, giúp cải thiện vị thế là nhà đầu tư lớn thứ năm vào Việt Nam.
Xuất khẩu của EU sang Việt Nam gia tăng, một mặt giúp cho EU giảm thâm hụt thương mại, mặt khác tạo điều kiện cho Việt Nam nhập khẩu các công nghệ nguồn quan trọng đối với cải thiện thứ hạng nền kinh tế.
Tại cuộc hội thảo, Trưởng đoàn đàm phán EVFTA cũng đánh giá cao các cơ hội mà hiệp định mang lại cho các doanh nghiệp châu Âu, như tỷ lệ tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường tài chính, cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước và thị trường mua sắm công của Việt Nam sau hiệp định, đặc biệt là vai trò và vị thế của Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Cùng với sức hấp dẫn của thị trường lớn, phía EU đặt ra những yêu cầu rất cao đối với Việt Nam.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, điều này không nên coi thuần túy là những thách thức mà còn là cơ hội để cải tổ nền kinh tế. Ông lấy ví dụ về việc phía EU đòi hỏi Việt Nam sử dụng các chuẩn mực quốc tế, nhất là các chuẩn mực của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong quản trị doanh nghiệp nhà nước và Việt Nam cũng đã có chính sách tương tự, song thực tế vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa mong muốn và thực tiễn. Do đó, việc đáp ứng được yêu cầu này của EU có thể sẽ có tác dụng tích cực đối với cải cách kinh tế của Việt Nam./.
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore và Australia  (02/12/2017)
Việt Nam dự Hội nghị Đối thoại cấp cao các chính đảng thế giới  (02/12/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế đặc thù  (02/12/2017)
Hà Nội triển khai quy định mới về ghi tên trên "sổ đỏ"  (02/12/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên