Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6
22:36, ngày 29-11-2017
Ngày 29-11-2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII).
Dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; các Bí thư Trung ương Đảng: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên và Giám đốc Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.
Các Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Phó Bí thư các tỉnh ủy, thành ủy; Ban cán sự Đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các lãnh đạo các Ban đảng Trung ương tham dự Hội nghị tại các điểm cầu.
Khai mạc Hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nêu rõ Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII đã thảo luận và quyết định ban hành những nghị quyết, kết luận rất quan trọng. Bốn nghị quyết được ban hành gồm: Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị quyết số 20-NQ/TW “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21-NQ/TW “Về công tác dân số trong tình hình mới."
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: 4 Nghị quyết mà Hội nghị Trung ương 6 ban hành là những quyết sách quan trọng của Đảng, đề cập đến nhiều vấn đề rộng lớn, hệ trọng của đất nước, vừa cơ bản, vừa cấp bách, “liên quan đến đổi mới, phát triển xã hội, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế”; về xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả; liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mọi người, mọi gia đình...
Hội nghị cần tập trung nghiên cứu, nắm thật chắc những nội dung cơ bản của các Nghị quyết, nhất là những điểm mới, những luận điểm cốt lõi, thể hiện sự phát triển về nhận thức và lý luận của Đảng trong các vấn đề.
Việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết không chỉ đòi hỏi phải nắm chắc, sâu sắc các nội dung của nghị quyết, nâng cao nhận thức, thống nhất về ý chí và hành động, mà còn đòi hỏi mỗi tập thể, cá nhân từ vị trí, trách nhiệm và yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, liên hệ với tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, đề ra biện pháp, xây dựng lộ trình, bố trí nguồn lực, phân công trách nhiệm, xác định quyết tâm, nỗ lực hành động đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Phải tạo ra được những chuyển biến rõ rệt trong đời sống xã hội ở những lĩnh vực mà nghị quyết đề cập, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý cần tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, quán triệt và tuyên truyền thực hiện Nghị quyết; quản lý tốt việc theo học cùng với đòi hỏi cao về chất lượng học tập, quán triệt, có biện pháp đánh giá hiệu quả kết quả học tập của các đại biểu. Bên cạnh việc lắng nghe, nghiên cứu, cần phải bố trí đủ thời gian để thảo luận chương trình, kế hoạch hành động. Các địa phương, đơn vị cần có thêm các hình thức thảo luận chuyên đề, liên hệ với thực tiễn địa phương, đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ chính trị để nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn. Phải kiên quyết khắc phục "căn bệnh" ngại học, lười học nghị quyết, nhất là tình trạng khai mạc thì đông, cuối giờ thì thưa thớt lấy lý do công việc mà bỏ học Nghị quyết hoặc học hình thức, chiếu lệ, không chịu suy nghĩ, phân tích để hiểu rõ những điểm mới, những yêu cầu mới mà tình hình hiện nay đòi hỏi.
Trong quá trình tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, cấp ủy các cấp cần tổng hợp những đề xuất, kiến nghị, kể cả những ý kiến khác nhau trong nhận thức và tổ chức thực hiện, phối hợp với các cơ quan của Trung ương nếu thấy cần thiết để giải đáp kịp thời. Kiên quyết đấu tranh với những ý kiến không mang tính chất xây dựng, những quan điểm sai trái, thù địch, gây trở ngại cho quá trình tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng.
Sau phần khai mạc, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Theo chương trình, hội nghị sẽ diễn ra trong 1,5 ngày.
Chiều 29-11, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập."
Sáng 30-11, đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” và Nghị quyết số 21-NQ/TW “về công tác dân số trong tình hình mới”./.
Các Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Phó Bí thư các tỉnh ủy, thành ủy; Ban cán sự Đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các lãnh đạo các Ban đảng Trung ương tham dự Hội nghị tại các điểm cầu.
Khai mạc Hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nêu rõ Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII đã thảo luận và quyết định ban hành những nghị quyết, kết luận rất quan trọng. Bốn nghị quyết được ban hành gồm: Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị quyết số 20-NQ/TW “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21-NQ/TW “Về công tác dân số trong tình hình mới."
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: 4 Nghị quyết mà Hội nghị Trung ương 6 ban hành là những quyết sách quan trọng của Đảng, đề cập đến nhiều vấn đề rộng lớn, hệ trọng của đất nước, vừa cơ bản, vừa cấp bách, “liên quan đến đổi mới, phát triển xã hội, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế”; về xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả; liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mọi người, mọi gia đình...
Hội nghị cần tập trung nghiên cứu, nắm thật chắc những nội dung cơ bản của các Nghị quyết, nhất là những điểm mới, những luận điểm cốt lõi, thể hiện sự phát triển về nhận thức và lý luận của Đảng trong các vấn đề.
Việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết không chỉ đòi hỏi phải nắm chắc, sâu sắc các nội dung của nghị quyết, nâng cao nhận thức, thống nhất về ý chí và hành động, mà còn đòi hỏi mỗi tập thể, cá nhân từ vị trí, trách nhiệm và yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, liên hệ với tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, đề ra biện pháp, xây dựng lộ trình, bố trí nguồn lực, phân công trách nhiệm, xác định quyết tâm, nỗ lực hành động đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Phải tạo ra được những chuyển biến rõ rệt trong đời sống xã hội ở những lĩnh vực mà nghị quyết đề cập, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý cần tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, quán triệt và tuyên truyền thực hiện Nghị quyết; quản lý tốt việc theo học cùng với đòi hỏi cao về chất lượng học tập, quán triệt, có biện pháp đánh giá hiệu quả kết quả học tập của các đại biểu. Bên cạnh việc lắng nghe, nghiên cứu, cần phải bố trí đủ thời gian để thảo luận chương trình, kế hoạch hành động. Các địa phương, đơn vị cần có thêm các hình thức thảo luận chuyên đề, liên hệ với thực tiễn địa phương, đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ chính trị để nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn. Phải kiên quyết khắc phục "căn bệnh" ngại học, lười học nghị quyết, nhất là tình trạng khai mạc thì đông, cuối giờ thì thưa thớt lấy lý do công việc mà bỏ học Nghị quyết hoặc học hình thức, chiếu lệ, không chịu suy nghĩ, phân tích để hiểu rõ những điểm mới, những yêu cầu mới mà tình hình hiện nay đòi hỏi.
Trong quá trình tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, cấp ủy các cấp cần tổng hợp những đề xuất, kiến nghị, kể cả những ý kiến khác nhau trong nhận thức và tổ chức thực hiện, phối hợp với các cơ quan của Trung ương nếu thấy cần thiết để giải đáp kịp thời. Kiên quyết đấu tranh với những ý kiến không mang tính chất xây dựng, những quan điểm sai trái, thù địch, gây trở ngại cho quá trình tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng.
Sau phần khai mạc, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Theo chương trình, hội nghị sẽ diễn ra trong 1,5 ngày.
Chiều 29-11, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập."
Sáng 30-11, đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ giới thiệu, quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” và Nghị quyết số 21-NQ/TW “về công tác dân số trong tình hình mới”./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 20 đến ngày 26-11-2017)  (29/11/2017)
Xây dựng môi trường văn hóa mà trọng tâm là xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay  (29/11/2017)
Hà Nội vẫn còn 97 ổ bệnh sốt xuất huyết  (29/11/2017)
Kết nối, khơi thông dòng hàng hóa Việt Nam  (29/11/2017)
Nhật Bản “rô-bốt hóa” nền kinh tế  (29/11/2017)
Nghề đan ngư cụ truyền thống ở huyện Quảng Yên  (29/11/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên