Phụ nữ Việt Nam hội nhập và phát triển
Những năm trở lại đây, Việt Nam được bạn bè quốc tế bình chọn là điểm đến an toàn trên thế giới và liên tiếp được lựa chọn là nơi tổ chức lý tưởng các Hội nghị quốc tế, các diễn đàn hợp tác đa phương. Tháng 5-2008, Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc 2008 đã được tổ chức và kết thúc tốt đẹp tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 5 đến ngày 7-6-2008, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2008 lần thứ 18 được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề: "Phụ nữ và châu Á - động lực của nền kinh tế toàn cầu".
Tới dự Hội nghị có gần 1000 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là cơ hội tốt để chúng ta tiếp tục quảng bá về đất nước, con người và văn hoá Việt Nam, về truyền thống "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" của phụ nữ Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đồng thời, đây cũng là dịp thuận lợi để phụ nữ Việt Nam mở rộng mối giao lưu quốc tế, học tập, trao đổi kinh nghiệm về vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện đại, về hoạt động của phụ nữ thế giới trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, về xây dựng kỹ năng tìm kiếm đối tác kinh doanh và đầu tư.
Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu là một tổ chức phi lợi nhuận do Ủy ban Hoạch định quốc tế của lãnh đạo nữ trên thế giới đứng đầu. Bà I-ren Na-ti-vi-dat, Chủ tịch Hội nghị cho biết: trải qua gần 20 lần họp Hội nghị ở các nước thuộc các châu lục khác nhau, Hội nghị Thượng đỉnh đã trở thành diễn đàn tốt nhất về sự tiến bộ về kinh tế và xã hội của phụ nữ toàn cầu.
Việt Nam là một trong số những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: 45% tổng số Tổng Giám đốc; 3,3% Chủ tịch tỉnh; 7,3% tổng số Giám đốc sở là nữ. Nữ giới chiếm 50% tổng số lao động của cả nước, trong một số ngành còn chiếm tỷ lệ cao hơn, như nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 53 %, công nghiệp nhẹ chiếm 65%, thương mại - dịch vụ chiếm 68,6%, công chức Nhà nước chiếm 65%. Trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và ngoại giao nữ chiếm 30%. Việt Nam có một đội ngũ cán bộ nữ có trình độ học vấn cao, như giáo sư chiếm 3,5%, phó giáo sư 5,9%, tiến sỹ khoa học 5,1%, tiến sỹ 12,6%.
Đảng và Nhà nước ta thường xuyên tạo điều kiện cho phụ nữ ngày càng được quan tâm hơn trong học tập, lao động, đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gần đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết thành lập "Nhóm nữ Nghị sỹ Việt Nam" nhằm tạo diễn đàn để các nữ đại biểu có cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trong Quốc hội, nhất là những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định vai trò và sự đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dân tộc, những thành tích cũng như những cống hiến của họ trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Đồng thời mong muốn chị em phụ nữ phát huy truyền thống "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang", vượt qua mọi thử thách, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, công tác và trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
Tuy một số nội dung thảo luận nêu trong chương trình nghị sự còn có vẻ mới mẻ, nhưng nhiều nội dung đã quen thuộc và là các mối quan tâm chính của phụ nữ và Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm hội nhập quốc tế và sự phát triển đầy đủ của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan thực hiện "Chương trình phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004-2010", nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của toàn xã hội trong công tác phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Theo số liệu của cơ quan chức năng, từ năm 1991 đến tháng 9-2004, ở Việt Nam đã phát hiện, khởi tố điều tra 2.458 vụ với 4.076 đối tượng phạm tội buôn bán phụ nữ và trẻ em. Từ năm 1998 đến năm 2003, Cơ quan điều tra Công an các địa phương trên toàn quốc đã khởi tố điều tra 1.347 vụ, 2.357 bị can phạm tội mua bán phụ nữ và trẻ em, trong đó có 1.050 vụ với 1.901 bị can liên quan đến tội mua bán phụ nữ; 279 vụ với 456 bị can liên quan đến tội đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Việt Nam đặc biệt tăng cường công tác hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
Đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các Điều ước quốc tế có liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ và trẻ em cũng như chống mua bán phụ nữ, trẻ em, như: Công ước về loại trừ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, năm 1979; Công ước về quyền trẻ em, năm 1990; Công ước số 100, năm 1996 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau; Công ước số 182 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ các hình thức bóc lột sức lao động trẻ em (Việt Nam phê chuẩn năm 2000); Công ước Palermo của Liên hiệp quốc, năm 2000 về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Về hợp tác quốc tế song phơng, Việt Nam đã ký kết các hiệp định hợp tác về việc nhận con nuôi với 5 nước là Pháp, I-ta-li-a, Đan Mạch, Ai-len, Bỉ; ký kết hàng chục Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và dân sự với các nước, như Cu Ba, Lào, Trung Quốc, Nga, Pháp, U-crai-na, Mông Cổ, Bê-la-rút, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Nội dung từng hiệp định cụ thể đều có các điều khoản quy định phạm vi, thủ tục, trình tự tương trợ và uỷ thác pháp lý đối với những hành vi mà theo pháp luật của cả hai bên đều coi là tội phạm, trong đó có tội mua bán phụ nữ và trẻ em.
Riêng Bộ Công an Việt Nam đã ký kết hơn 40 điều ước và thoả thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài về hợp tác phòng, chống các loại tội phạm, trong đó có tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Những văn bản quốc tế nêu trên là cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam trong hợp tác quốc tế tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em. Về hợp tác đa phương, Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như: UNICEF, UNODC, UNDP, UNHCR, IOM, ILO, INTERPOL, ASEANAPOL... thực hiện nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế về vấn đề này.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tập trung vào các hướng hợp tác chủ yếu như: Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các tổ chức quốc tế trong trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm cũng như tranh thủ sự giúp đỡ thông qua các dự án tăng cường công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ; Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán để ký kết, gia nhập, phê chuẩn và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế song phương và đa phương về tương trợ tư pháp về hình sự và dân sự; Xây dựng và triển khai các kế hoach hành động phối hợp với các lực lượng chuyên trách của các nước có chung biên giới là Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia nhằm ngăn chặn tội phạm buôn bán người qua biên giới.
Với kinh nghiệm tổ chức các Hội nghị, các Diễn đàn quốc tế lớn trong những năm gần đây, với công tác chuẩn bị mọi mặt rất cụ thể và chu đáo, với kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an toàn hội nghị, chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng: Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2008 tổ chức tại Việt Nam sẽ thành công tốt đẹp, sẽ trở thành diễn đàn để qua đó, mọi người hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, hợp tác vì sự bình đẳng giới và phát triển của Phụ nữ toàn thế giới./.
Vài nét về quan hệ Việt Nam - Na Uy  (05/06/2008)
Gạo được mùa, xuất khẩu có thể đạt 4,5 triệu tấn  (05/06/2008)
Kỷ niệm 97 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước  (05/06/2008)
Từ RIC đến BRIC: một tổ chức quốc tế có sức lan tỏa mạnh mẽ trong thế giới đương đại  (05/06/2008)
Từ RIC đến BRIC: một tổ chức quốc tế có sức lan tỏa mạnh mẽ trong thế giới đương đại  (05/06/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm cấp Nhà nước Vương quốc Na Uy  (05/06/2008)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay