Hội nghị báo chí toàn quốc đánh giá công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2011
TCCSĐT - Ngày 5-5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc đánh giá công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2011. Các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tham gia Hội nghị có gần 500 đại biểu, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các ban tuyên giáo, sở thông tin và truyền thông các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí tiêu biểu cả nước.
Hội nghị xác định một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 trong hoạt động báo chí và công tác quản lý báo chí là: Làm tốt công tác tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống; tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thực sự là ngày hội của toàn dân. Công tác tuyên truyền tập trung vào các sự kiện quan trọng năm 2011, trước mắt là kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước gắn với kỷ niệm 121 năm Ngày sinh của Bác và Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên cả về nhận thức chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị, tinh thông nghiệp vụ. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, chủ quản, báo chí cần được tăng cường; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý, nghiêm minh, kịp thời các cơ quan báo chí sai phạm đồng thời biểu dương những cơ quan báo chí, nhà báo có thành tích. Để không xảy ra tình trạng báo chí thiếu nguồn thông tin chính xác, các cơ quan chức năng cần bảo đảm chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí...
Năm 2010, báo chí nước ta đã thông tin kịp thời, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước và quốc tế, tuyên truyền có hiệu quả: Các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của đất nước; sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Thông tin báo chí đã tạo được không khí phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Nhiều cơ quan báo chí đã năng động, tích cực phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; tuyên truyền Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. Báo chí ghi nhận thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, phản ánh sinh động hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích nguyên nhân và bàn giải pháp khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm của hoạt động báo chí trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang và đồng chí Đinh Thế Huynh đánh giá cao những kết quả tích cực của công tác chỉ đạo, quản lý báo chí và các hoạt động báo chí đạt được trong năm 2010. Hoạt động báo chí đã diễn ra hết sức sôi nổi, phong phú, đa dạng. Tuyệt đại đa số các cơ quan báo chí đã thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước; thông tin đúng đắn, kịp thời, đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước, các sự kiện lớn trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.
Các đồng chí cũng chỉ rõ những thiếu sót, bất cập trong việc phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ở một số ngành, địa phương; quản lý đối với hoạt động báo chí; công tác đào tạo, bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên....
Đề cập nhiệm vụ năm 2011, các đồng chí Trương Tấn Sang và Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của báo chí là tập trung tuyên truyền phục vụ tốt đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết, các văn kiện Đại hội XI của Đảng, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, góp phần tạo sự thống nhất chính trị tư tưởng trong Đảng và toàn xã hội. Đồng thời, báo chí cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thực sự là ngày hội của toàn dân.
Báo chí cần tuyên truyền, cổ vũ, động viên các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, các lực lượng xã hội thực hiện nghiêm túc, có kết quả các nhiệm vụ, giải pháp mà Kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 của Chính phủ đã đề ra, thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đưa đất nước ra khỏi tình hình khó khăn, tiếp tục phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 và những năm tiếp theo. Báo chí cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về các ngày kỷ niệm, các sự kiện lớn của đất nước trong năm 2011;về việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền những thành tựu đổi mới của đất nước; cổ vũ, động viên, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt để tăng cường sự đồng thuận xã hội, củng cố và tăng thêm niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, tương lai của đất nước, quảng bá hình ảnh tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam.
Báo chí cần tiếp tục tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; chống lại tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong cuộc đấu tranh này, cần xác định và thực hiện đúng phương châm “chống để xây”, phê phán, lên án các hiện tượng tiêu cực để giữ vững ổn định xã hội, tăng thêm sự thống nhất, đồng thuận, niềm tin, không để các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Báo chí cần tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”, đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, vu cáo, xuyên tạc.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu cao của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ các cơ quan báo chí đồng thời đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao và nâng cao chất lượng công tác của các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, lãnh đạo chính quyền các ngành, các địa phương đối với hoạt động báo chí./.
Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB với chủ đề “Tương lai châu Á: Thách thức khu vực, trách nhiệm toàn cầu”  (05/05/2011)
Mít tinh kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập ngành Thống kê  (05/05/2011)
Tại sao châu Âu cần Thổ Nhĩ Kỳ?  (05/05/2011)
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN - EU lần thứ nhất tại In-đô-nê-xi-a  (05/05/2011)
Vạ lây  (05/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay