Hội nghị Ủy ban toàn quốc hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc khai mạc
Ngày 03-3-2008, tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là Chính Hiệp), kỳ họp thứ nhất, khoá XI đã khai mạc. Tham dự Hội nghị có 2.237 đại biểu của 34 đơn vị, nhóm, đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, 8 đảng phái dân chủ, nhân sĩ dân chủ không đảng phái, đoàn thể nhân dân, đại biểu các dân tộc thiểu số và các tầng lớp xã hội, đại biểu đặc khu hành chính Hồng Công, Ma Cao, đồng bào Đài Loan, kiều bào về nước và các nhân sĩ được mời đặc biệt…
Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào; Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo; Chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc; Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm, cùng nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản, các đảng phái dân chủ, Nhà nước, các đoàn thể xã hội và quần chúng khác. Hơn 3.000 phóng viên, trong đó có gần 1.000 phóng viên nước ngoài đến dự.
Với chức năng chủ yếu là hiệp thương chính trị và giám sát dân chủ, Hội nghị là diễn đàn để các đảng phái dân chủ, đoàn thể và nhân sĩ các tộc, các giới… của cả nước tham chính, nghị chính. Trong hai ngày 3 và 4 tháng 3, Hội nghị nghe báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Chính hiệp Trung Quốc khoá X, do Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc khoá X Giả Khánh Lâm trình bày. Phó Chủ tịch Chính hiệp khoá X Trương Mai Dĩnh báo cáo giải trình tổng hợp những vấn đề đã được các cơ quan hữu trách tiếp thu, giải quyết và tiếp tục giải quyết trong những năm tới để trả lời 23.081 ý kiến của đại biểu Chính hiệp trong nhiệm kỳ vừa qua.
Ngày 5-3-2008, toàn thể các ủy viên Chính hiệp sẽ tham dự Kỳ họp thứ nhất Hội nghị đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội). Trên cơ sở những chuẩn tắc cơ bản của Hiến pháp, với chức năng, nhiệm vụ của mình, tại kỳ họp thứ nhất khoá XI, Chính hiệp Trung Quốc sẽ thảo luận, góp ý vào Báo cáo của Trung ương Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày đánh giá toàn diện tình hình mọi mặt của đất nước năm 2007, 5 năm (2002-2007); phương hướng năm 2008, 5 năm (2008-2013); bầu lãnh đạo Chính hiệp khoá XI; ra nghị quyết chính trị của hội nghị. Đồng thời, kỳ họp thứ nhất này sẽ thảo luận và đóng góp ý kiến về cải cách dân chủ chính trị; cải cách bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả theo hướng chính phủ dịch vụ (sáp nhập một số bộ thành siêu bộ); trao đổi danh sách đề cử bộ máy Chính phủ; thảo luận các vấn đề được xem là chủ đề “nóng” hiện nay như: lạm phát, quản lý kinh tế vĩ mô, giá cả gia tăng; cải cách hệ thống tài chính; khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra; kinh tế Mỹ suy giảm sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế Trung Quốc; làm thế nào để giảm chi phí năng lượng, giảm khí thải ô nhiễm môi trường; cải cách giáo dục; y tế; chống tham nhũng, trốn thuế; vấn đề nhà ở cho người lao động ở đô thị, công tác chuẩn bị cho Đại hội Ô-lim- pích Bắc Kinh 2008…
Theo chương trình nghị sự, Hội nghị tiến hành trong 12 ngày, phiên bế mạc sẽ diễn ra vào ngày 15-3-2008.
Tạo những bước chuyển mạnh mẽ hơn trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với khu vực EU  (04/03/2008)
An ninh ở eo biển Đài Loan và vấn đề thống nhất Trung Quốc  (04/03/2008)
Ông Met-vê-đép đã đắc cử Tổng thống Nga  (03/03/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Cộng hòa Liên bang Đức, Ai-len  (03/03/2008)
“Chiếc nón ngược”  (03/03/2008)
10 số liệu toàn cảnh phát triển của Trung Quốc 5 năm (2002-2007)  (03/03/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên