Chủ tịch nước Trần Đại Quang chiêu đãi trọng thể Tổng thống Ai Cập
22:45, ngày 06-09-2017
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống nước Cộng hòa Arab Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi, thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 06 đến 07-9-2017.
Tối 06-9, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì tiệc chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi và Đoàn đại biểu cấp cao Ai Cập. Dự chiêu đãi có các Đại sứ, Đại biện các nước Arab tại Việt Nam.
Phát biểu tại tiệc chiêu đãi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam - sinh thời đã ba lần đến Ai Cập vào các năm 1911, 1946 và có nhiều ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Ai Cập. Người luôn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Ai Cập vì độc lập, tự do.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Việt Nam đánh giá cao vai trò của Ai Cập, với tư cách là thành viên sáng lập Phong trào Không liên kết, đã đề ra các nguyên tắc cơ bản của Phong trào về độc lập, chủ quyền, hợp tác cùng có lợi, vì hòa bình giữa các dân tộc... Các nguyên tắc đến nay vẫn còn nguyên giá trị và trở thành phương châm cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Ai Cập.
“Có thể khẳng định, quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta được hình thành và thử thách qua những năm tháng khó khăn nhất trong lịch sử hai dân tộc. Ngày 1 tháng 9 năm 1963, Việt Nam và Ai Cập chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là sự kiện lịch sử, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Đến nay, mối quan hệ bền chặt này đã trải qua hơn 54 năm, là niềm tự hào và là tài sàn quý báu của nhân dân hai nước”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Khẳng định những kết quả tích cực đạt được trong cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó giữa hai dân tộc, cùng với quyết tâm cao của lãnh đạo hai nước, quan hệ hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Ai Cập sẽ tiếp tục được vun đắp và phát triển mạnh mẽ, thực chất, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trong lời đáp từ, Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi đã nhắc lại lịch sử mối quan hệ đặc biệt giữa Ai Cập và Việt Nam do những hoàn cảnh tương đồng của hai nước trong bối cảnh khu vực. Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi bày tỏ ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã đến thăm Ai Cập trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963. Khi đó mối quan hệ hữu nghị lịch sử đã được thiết lập giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và các nhà lãnh đạo Ai Cập, giữa hai đất nước và nhân dân hai nước. Mối quan hệ tốt đẹp này đã gây nguồn cảm hứng cho các nhà thơ Ai Cập.
Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi chúc mừng những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế, công nghiệp và thương mại.
“Mô hình phát triển và hiện đại hóa của Việt Nam phản ánh những nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam về ý chí lao động tích cực để đạt được những thành tựu to lớn. Và tại đây, tôi muốn khẳng định Ai Cập luôn sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ đối tác thực sự vì lợi ích chung của hai dân tộc, để tiềm năng của chúng ta tạo nên tương lai tươi sáng hơn cho nhân dân hai nước”, Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi khẳng định.
Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi nhấn mạnh, lịch sử quan hệ hai nước và những nhận thức chung đạt được trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam đang tạo cơ sở vững vàng để Ai Cập và Việt Nam tăng cường phối hợp về chính trị, mở rộng hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại, cũng như tăng cường mối quan hệ văn hóa, giao lưu nhân dân./.
Phát biểu tại tiệc chiêu đãi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam - sinh thời đã ba lần đến Ai Cập vào các năm 1911, 1946 và có nhiều ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Ai Cập. Người luôn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Ai Cập vì độc lập, tự do.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Việt Nam đánh giá cao vai trò của Ai Cập, với tư cách là thành viên sáng lập Phong trào Không liên kết, đã đề ra các nguyên tắc cơ bản của Phong trào về độc lập, chủ quyền, hợp tác cùng có lợi, vì hòa bình giữa các dân tộc... Các nguyên tắc đến nay vẫn còn nguyên giá trị và trở thành phương châm cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Ai Cập.
“Có thể khẳng định, quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta được hình thành và thử thách qua những năm tháng khó khăn nhất trong lịch sử hai dân tộc. Ngày 1 tháng 9 năm 1963, Việt Nam và Ai Cập chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là sự kiện lịch sử, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Đến nay, mối quan hệ bền chặt này đã trải qua hơn 54 năm, là niềm tự hào và là tài sàn quý báu của nhân dân hai nước”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Khẳng định những kết quả tích cực đạt được trong cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó giữa hai dân tộc, cùng với quyết tâm cao của lãnh đạo hai nước, quan hệ hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Ai Cập sẽ tiếp tục được vun đắp và phát triển mạnh mẽ, thực chất, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trong lời đáp từ, Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi đã nhắc lại lịch sử mối quan hệ đặc biệt giữa Ai Cập và Việt Nam do những hoàn cảnh tương đồng của hai nước trong bối cảnh khu vực. Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi bày tỏ ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã đến thăm Ai Cập trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963. Khi đó mối quan hệ hữu nghị lịch sử đã được thiết lập giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và các nhà lãnh đạo Ai Cập, giữa hai đất nước và nhân dân hai nước. Mối quan hệ tốt đẹp này đã gây nguồn cảm hứng cho các nhà thơ Ai Cập.
Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi chúc mừng những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế, công nghiệp và thương mại.
“Mô hình phát triển và hiện đại hóa của Việt Nam phản ánh những nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam về ý chí lao động tích cực để đạt được những thành tựu to lớn. Và tại đây, tôi muốn khẳng định Ai Cập luôn sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ đối tác thực sự vì lợi ích chung của hai dân tộc, để tiềm năng của chúng ta tạo nên tương lai tươi sáng hơn cho nhân dân hai nước”, Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi khẳng định.
Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi nhấn mạnh, lịch sử quan hệ hai nước và những nhận thức chung đạt được trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam đang tạo cơ sở vững vàng để Ai Cập và Việt Nam tăng cường phối hợp về chính trị, mở rộng hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại, cũng như tăng cường mối quan hệ văn hóa, giao lưu nhân dân./.
Khai mạc Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên Việt Nam - Lào 2017  (06/09/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Cộng hòa Arab Ai Cập  (06/09/2017)
Việt Nam và Ukraine bàn biện pháp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh  (06/09/2017)
Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine  (06/09/2017)
Việt Nam - Ai Cập hướng tới kim ngạch thương mại song phương 1 tỷ USD  (06/09/2017)
Thủ tướng: Thành phố Hồ Chí Minh cần được phân cấp, phân quyền tối đa  (06/09/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên