Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao học bổng cho học sinh nghèo
23:42, ngày 03-09-2017
Ngày 03-9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm, trao học bổng cho học sinh nghèo là con em đồng bào Chăm sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, cùng đại diện lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị tài trợ đã trao tặng 200 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các em học sinh nghèo là con em đồng bào Chăm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ vui mừng được biết trong điều kiện còn khó khăn, nhưng hầu hết các em học sinh con em đồng bào Chăm đều hiếu học, cố gắng vươn lên trong học tập, nhiều em đạt kết quả cao.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ vui mừng được biết trong điều kiện còn khó khăn, nhưng hầu hết các em học sinh con em đồng bào Chăm đều hiếu học, cố gắng vươn lên trong học tập, nhiều em đạt kết quả cao.
Đạt được kết quả tích cực đó, Phó Thủ tướng cho rằng, đó là nhờ nỗ lực của chính các em học sinh, tinh thần trách nhiệm của các thầy cô, các vị chức sắc tôn giáo, nhận thức của bà con đối với việc học của con em mình và nhất là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Mặt trận, đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc chăm lo phát triển kinh tế-xã hội cho cộng đồng người Chăm, qua đó các em có điều kiện cắp sách đến trường.
Theo Phó Thủ tướng, giá trị của học bổng tuy không lớn, nhưng đó là sự chia sẻ, tình cảm yêu thương của cộng đồng, các nhà hảo tâm đối với các em học sinh người Chăm còn khó khăn, giúp các em có thêm điều kiện học tập, phát huy tài năng, trở thành người thành đạt, giúp ích cho bản thân, cho gia đình và sự phát triển của cộng đồng dân tộc Chăm trên địa bàn.
Phó Thủ tướng mong các em tiếp tục nỗ lực hơn nữa, say mê học tập và rèn luyện đạo đức, ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu học hành để trở thành người tốt, trở thành những tài năng của địa phương, của đất nước.
Với các cấp, các ngành Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng đề nghị cần có nhiều hơn những chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số. Thường xuyên chỉ đạo các cấp, các đơn vị giáo dục quan tâm tạo điều kiện để con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn được học tập, phấn đấu không có em nào phải bỏ học, tiến tới 100% con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có con em người Chăm được đến trường.
Hiện nhiều con em đồng bào Chăm đã đỗ đạt, có trình độ thạc sĩ, cử nhân, bác sĩ, do đó Thành phố Hồ Chí Minh cần có chính sách để các em ra trường có được việc làm, có môi trường để các trí thức dân tộc tham gia vào phát triển Thành phố và đất nước.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Quỹ Bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo tiếp tục làm tốt việc huy động nguồn lực xã hội để giúp được nhiều học sinh nghèo hơn nữa, có kế hoạch hỗ trợ các cháu học giỏi, hiếu học, học lên cấp học thạc sĩ, tiến sĩ…, để tới đây, có nhiều hơn nữa trí thức trẻ là con em đồng bào Chăm.
Theo Phó Thủ tướng, giá trị của học bổng tuy không lớn, nhưng đó là sự chia sẻ, tình cảm yêu thương của cộng đồng, các nhà hảo tâm đối với các em học sinh người Chăm còn khó khăn, giúp các em có thêm điều kiện học tập, phát huy tài năng, trở thành người thành đạt, giúp ích cho bản thân, cho gia đình và sự phát triển của cộng đồng dân tộc Chăm trên địa bàn.
Phó Thủ tướng mong các em tiếp tục nỗ lực hơn nữa, say mê học tập và rèn luyện đạo đức, ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu học hành để trở thành người tốt, trở thành những tài năng của địa phương, của đất nước.
Với các cấp, các ngành Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng đề nghị cần có nhiều hơn những chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số. Thường xuyên chỉ đạo các cấp, các đơn vị giáo dục quan tâm tạo điều kiện để con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn được học tập, phấn đấu không có em nào phải bỏ học, tiến tới 100% con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có con em người Chăm được đến trường.
Hiện nhiều con em đồng bào Chăm đã đỗ đạt, có trình độ thạc sĩ, cử nhân, bác sĩ, do đó Thành phố Hồ Chí Minh cần có chính sách để các em ra trường có được việc làm, có môi trường để các trí thức dân tộc tham gia vào phát triển Thành phố và đất nước.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Quỹ Bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo tiếp tục làm tốt việc huy động nguồn lực xã hội để giúp được nhiều học sinh nghèo hơn nữa, có kế hoạch hỗ trợ các cháu học giỏi, hiếu học, học lên cấp học thạc sĩ, tiến sĩ…, để tới đây, có nhiều hơn nữa trí thức trẻ là con em đồng bào Chăm.
Cũng tại buổi lễ trao học bổng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã trao 100 phần quà cho các hộ gia đình người Chăm nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.
Việt Nam khẳng định vị thế đối với thế giới tại các diễn đàn CHOD-20  (03/09/2017)
Bộ Giáo dục Đào tạo nhấn mạnh điều gì trong năm học mới 2017 - 2018?  (03/09/2017)
Công tác chuẩn bị năm học mới cho học sinh các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng bão lũ  (03/09/2017)
Thượng đỉnh BRICS ở Trung Quốc sẽ xem xét mở rộng thành viên  (03/09/2017)
Ngân hàng Nhà nước phản hồi về kết luận của Thanh tra Chính phủ  (03/09/2017)
Lãnh đạo các nước chúc mừng 72 năm Quốc khánh Việt Nam  (03/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay