Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Kiểm tra chuyên sâu việc thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương
Với quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, việc đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quan tâm khi vừa nhậm chức, đó là xây dựng và hoàn thiện thể chế, hay nói cách khác là rà soát toàn bộ văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bãi bỏ những nội dung không hợp lý, không cần thiết, kìm hãm sự phát triển. Một năm trước, ngày 19-8-2016, Người đứng đầu Chính phủ đã ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương, tính thời điểm từ 01-01-2016. Đây là nhiệm vụ mới so với Chính phủ các khóa trước.
Gọn nhẹ và hiệu quả
Với cơ cấu gọn nhẹ, theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg về việc kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Tổ công tác gồm 1 Tổ trưởng, 2 Tổ phó, 5 thành viên và 3 cán bộ thường trực. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trực tiếp làm Tổ trưởng Tổ công tác. Hai Tổ phó là hai Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà và Nguyễn Cao Lục. Thành viên Tổ công tác gồm Thứ trưởng 5 Bộ là: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu; Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa; Phó Tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn.
Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ được giao, tính đến hết tháng 8-2017, Tổ công tác đã kiểm tra 31 bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, kiểm tra 13 bộ, cơ quan ngang bộ, 6 địa phương, 5 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và tiến hành 7 cuộc kiểm tra chuyên đề theo chỉ đạo từng kỳ của Thủ tướng.
Với tinh thần công tâm, khách quan, không ngại va chạm, công khai và minh bạch, hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng đã có tác động mạnh mẽ, góp phần giúp tình hình triển khai các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng giao chuyển biến tích cực. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, số nhiệm vụ quá hạn giảm đã rõ rệt. Từ đầu năm tới ngày 29-8, có tổng số 13.672 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương; trong đó, có 7.455 nhiệm vụ đã hoàn thành; còn 6.217 nhiệm vụ chưa hoàn thành (trong hạn 5.996, quá hạn 221). Nếu như tỷ lệ nhiệm vụ chậm trễ trước khi Tổ công tác được thành lập (trước 30-7-2016) lên tới trên 25%, thì đến thời điểm này đã giảm mạnh, tới cuối tháng 8 chỉ còn chiếm 2,8%, giảm 0,4% so với tháng 7-2017.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, điều quan trọng hơn là thông qua Tổ công tác của Thủ tướng đã có tác động lan tỏa, nhiều bộ, cơ quan, địa phương đã thành lập Tổ công tác của Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ. Khi giao ban đều ưu tiên báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng, của Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh. Trách nhiệm của từng lãnh đạo bộ, lãnh đạo tỉnh được phân công để xử lý các nhiệm vụ với thời hạn, yêu cầu cụ thể.
Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả kiểm tra tại các bộ, cơ quan, địa phương, Tổ công tác phát hiện nhiều cơ chế, chính sách được ban hành nhưng không đi vào cuộc sống, là rào cản, co kéo quyền lợi theo cơ chế bao cấp, không tốt cho sự phát triển và môi trường đầu tư, từ đó kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp mang tính chất tháo gỡ vướng mắc về thể chế, gây khó khăn cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của Chính phủ như Nghị định 86 về sản xuất ô tô, Nghị định về an toàn thực phẩm, bán hàng đa cấp…
Kiểm tra chuyên sâu hơn
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đặc biệt là các nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đó là yêu cầu Thủ tướng đặt ra đối với Tổ công tác.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tới đây sẽ tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Tổ công tác. Tổ công tác đã họp và chuẩn bị một nội dung rất quan trọng, đó là sẽ tiến hành kiểm tra mang tính sâu hơn, chuyên đề hơn, hiệu quả, đi thẳng vào vấn đề. Chẳng hạn việc cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, trọng tâm sẽ kiểm tra cắt giảm giấy phép con của các bộ chuyên ngành, việc thực hiện của các cơ quan thuế, hải quan; kiểm tra mang tính chuyên đề khác như giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, hiệu lực bộ máy Nhà nước… Hay, như hiện nay, nhiều người đặt vấn đề “trên nóng, dưới lạnh”, “trên chuyển, dưới chưa chuyển”, do đó, cần tăng cường kiểm tra ở tuyến dưới, đặc biệt là ở huyện, xã, phường, xem chuyển động như thế nào.
Đưa ra hình ảnh chỉ có một đầu tàu kéo cả toa tàu thì không nổi mà cần phải vận hành cả lực đẩy, các toa tàu phải cũng có động cơ để kéo, tức là cần sự chuyển động của cả hệ thống, Bộ trưởng nêu rõ “Đầu tàu là Thủ tướng nhưng phần đẩy phải là từ hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương”. Cần nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước, phải chuyển động thực sự, phải ý thức trách nhiệm thực sự với doanh nghiệp, người dân. Công văn chỉ đạo của Thủ tướng quy định rất rõ trách nhiệm của người đứng đầu, nếu đơn vị đó không thực hiện được thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu./.
Tổ chức lễ cưới cho 100 cặp đôi trong Ngày Quốc khánh  (02/09/2017)
Điện mừng kỷ niệm 72 năm Quốc khánh CHXHCN Việt Nam  (02/09/2017)
Leo thang căng thẳng trong cuộc “chiến tranh ngoại giao” Nga - Mỹ  (02/09/2017)
Vấn đề đạo đức trong xây dựng Đảng hiện nay  (02/09/2017)
Vấn đề đạo đức trong xây dựng Đảng hiện nay  (02/09/2017)
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm tại Ngân hàng Nhà nước  (02/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay