Việt Nam đóng góp tích cực giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng của thế giới và khu vực
Kết quả này thể hiện vị thế ngày càng được coi trọng của Việt Nam trên trường quốc tế, sự tín nhiệm và kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với đóng góp của Việt Nam vào công việc của cơ quan quan trọng hàng đầu của Liên hợp quốc. Ðây cũng là thành công quan trọng trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của nước ta, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Ðảng và Nhà nước.
Ở cương vị là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Việt Nam có cơ hội đóng góp tích cực hơn vào công cuộc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, tăng cường quan hệ với các quốc gia và các tổ chức quốc tế, qua đó bảo đảm môi trường an ninh của chính mình, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an là một vinh dự lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chúng ta. Hội đồng Bảo an là cơ quan được Liên hợp quốc trao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trong quá trình tham gia, ta phải trực tiếp và thường rất khẩn trương cùng các nước xử lý nhiều vấn đề hòa bình, an ninh quốc tế phức tạp, liên quan lợi ích của nhiều nước, nhiều giai tầng xã hội của mỗi nước liên quan.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, mặc dù hòa bình, hợp tác, phát triển tiếp tục là xu hướng chủ đạo trên thế giới, song xung đột cục bộ vẫn tiếp diễn, đặc biệt là tại Trung Ðông, châu Phi. Trong khi nhiều cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều năm chưa có giải pháp, căng thẳng mới lại tiếp tục nảy sinh.
Ở nhiều nơi, quá trình tái thiết sau xung đột gặp khó khăn. Nguyên do của tình trạng bất ổn đó rất đa dạng, từ tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, đến ly khai, xung đột tôn giáo, sắc tộc. Cạnh tranh về lợi ích, ảnh hưởng giữa các nước càng làm cho tình hình một số nơi thêm phức tạp. Ngoài các vấn đề nan giải đã kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ chưa có giải pháp, Hội đồng Bảo an đã phải họp để thảo luận tìm biện pháp giải quyết, xử lý một loạt vấn đề mới nảy sinh có độ nhạy cảm cao do có sự bất đồng, mâu thuẫn lợi ích giữa nhiều nước, nhiều nhóm nước như vấn đề Mi-an-ma, vấn đề Cô-xô-vô đơn phương tuyên bố độc lập, vấn đề hạt nhân của I-ran, vấn đề chống cướp biển tại vùng biển Xô-ma-li và gần đây là vấn đề Dim-ba-bi-ê. Chúng ta đã bắt kịp nhanh với tính chất phức tạp, cường độ làm việc cao và khẩn trương, tham gia tích cực mọi hoạt động của Hội đồng Bảo an. Bên cạnh đó, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt trọng trách là Chủ tịch Ủy ban 1132 về Sierra Leone, Phó Chủ tịch các Ủy ban 1533 về CHDC Công-gô, Ủy ban 1636 về Le-ba-non và Ủy ban Chống Khủng bố.
Trong quá trình tham gia công việc của Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã tích cực đóng góp vào việc đề cao các nguyên tắc cơ bản nhất của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Trong vấn đề Mi-an-ma, ta ủng hộ sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc và ASEAN, với Chính phủ Mi-an-ma để thúc đẩy đối thoại và hòa giải dân tộc, đồng thời kiên trì quan điểm vận mệnh của Mi-an-ma phải do Chính phủ và nhân dân Mi-an-ma tự quyết định, Liên hợp quốc cũng như cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ giải quyết thông qua vai trò trung gian, hòa giải nhưng không thể làm thay.
Tương tự như trong vấn đề Mi-an-ma, trong khi chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân đạokhó khăn ảnh hưởng tiêu cực đời sống nhân dân tại Đa-phơ (Darfur, Sudan), tại Dim-ba-bi-ê gần đây, kể cả tình hình khó khăn bắt nguồn từ sự bất ổn về chính trị của các nước này, ủng hộ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế, nhất là các hoạt động trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực đóng góp giải quyết tình hình, Việt Nam đề cao và kiên quyết bảo vệ nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ các quốc gia có chủ quyền, không chính trị hóa vấn đề.
Về vấn đề Cô-xô-vô, Việt Nam phản đối hành động đơn phương tuyên bố độc lập, coi đó là một tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế, yêu cầu Hội đồng Bảo an hành động phù hợp tinh thần Nghị quyết 1224 được Hội đồng Bảo an thông qua tháng 6-1999, theo đó quy chế mới cho tỉnh Cô-xô-vô thuộc Xec-bi phải được quyết định thông qua thương lượng và được sự nhất trí của tất cả các bên liên quan. Trong khi chưa có một giải pháp thương lượng, ta yêu cầu các bên phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Xec-bi.
Trong quá trình thương lượng các biện pháp chống nạn cướp biển và cướp có vũ trang ngoài khơi Xô-ma-li, một mặt nỗ lực cùng các nước tìm ra các biện pháp hữu hiệu chống lại nạn cướp biển đang hoành hành tại đây, trong đó các thủy thủ Việt Nam đã từng là nạn nhân, Việt Nam phối hợp hiệu quả với các nước cùng quan điểm kiên quyết đấu tranh bảo đảm các hoạt động này phải được sự đồng ý của Chính phủ Xô-ma-li và phải phù hợp các quy định của luật biển và luật hàng hải quốc tế.
Ðồng thời, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, khách quan, quan tâm bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các bên.
Quan điểm giải quyết các cuộc xung đột, tranh chấp của ta đưa ra tại Hội đồng Bảo an luôn được xây dựng trên cơ sở của chủ trương nhất quán và đậm tính nhân văn ủng hộ các giải pháp thương lượng, tránh bạo lực, đối đầu, tránh thương vong, thiệt hại cho dân thường. Trong vấn đề Trung Ðông, Việt Nam thể hiện lập trường khách quan. Trong khi tiếp tục đấu tranh ủng hộcác quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Pa-let-xtin, trong đó có quyền thành lập Nhà nước Pa-let-xtin độc lập trên quê hương của mình, ta phản đối và lên án tất cả các hành động bạo lực nhằm vào dân thường, kể cả dân thường Pa-let-xtin, Le-ba-non và I-xra-en.
Việt Nam đặc biệt coi trọng việc trao đổi, tham vấn với các nước trong và ngoài HÐBA, xác lập và tăng cường mối quan hệ tin cậy, hiểu biết lẫn nhau với các nước.
Qua trao đổi ý kiến và thống nhất lập trường, ta đã cùng IIn-đô-nê-xi-a phát huy vai trò của hai nước thành viên ASEAN tại Hội đồng Bảo an trong việc tìm kiếm giải pháp phù hợp cho vấn đề Mi-an-ma và các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế lớn, góp phần tăng cường đoàn kết và ảnh hưởng của ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực có uy tín trong nền chính trị thế giới.
Việt Nam coi trọng vai trò, thường xuyên tham vấn, trao đổi với các nước lớn, qua đó tăng cường hiểu biết, xây dựng các mối quan hệ làm việc tin cậy, thẳng thắn, cách tiếp cận, xử lý bất đồng trên tinh thần quan tâm, chiếu cố lợi ích chính đáng của nhau, góp phần tăng cường quan hệ song phương. Ðồng thời, tăng cường chia sẻ thông tin với các nước đang phát triển và Không liên kết trên nhiều vấn đề, đóng góp vào các nỗ lực chung hướng tới mục tiêu làm cho hoạt động của Pa-let-xtin minh bạch và dân chủ hơn. Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò Ðiều phối viên Nhóm Không liên kết tại Pa-let-xtin trong tháng 3-2008, được các nước Không liên kết đánh giá cao.
Thái độ hợp tác, tinh thần trách nhiệm và những đóng góp thực chất của Việt Nam đối với công việc của Pa-let-xtin đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sau sáu tháng trải nghiệm đầy thách thức, chúng ta đã thể hiện tốt vai trò Ủy viên không thường trực Pa-let-xtin, vững vàng trên cương vị mới, đóng góp tích cực vào việc giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng đối với thế giới và khu vực, bảo vệ lợi ích của ta và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, nâng cao hơn nữa vị thế của một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, luôn nỗ lực vì những mục tiêu cao cả chung của cộng đồng quốc tế, củng cố sự tin cậy của các nước và niềm tin của chính chúng ta vào khả năng ngoại giao đa phương Việt Nam tham gia thực chất vào việc xử lý những vấn đề quốc tế quan trọng nhất.
Kết quả này xuất phát từ đường lối đối ngoại mở cửa và hội nhập của Ðảng và Nhà nước, phù hợp xu thế chung của thời đại. Ðó cũng là thành quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng hơn mười năm, của sự tin tưởng và ủng hộ từ mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân, sự chỉ đạo sáng suốt và kịp thời của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan, cũng như những nỗ lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia vào công việc mới mẻ này. Từ ngày 1-7-2008, Việt Nam bắt đầu đảm nhiệm chức vị Chủ tịch luân phiên (một tháng) của cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc trong lĩnh vực giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
I-ran: Một trong những tâm điểm của nền chính trị quốc tế  (03/07/2008)
Để đạt mục tiêu tăng trưởng đi đôi với ổn định đời sống nhân dân  (03/07/2008)
Kết quả bước đầu thực hiện 8 nhóm giải pháp của Chính phủ  (03/07/2008)
Chủ tịch nước làm việc tại tỉnh Nghệ An  (02/07/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên