Thủ tướng gặp mặt các hội đoàn và cộng đồng Việt kiều toàn Thái Lan
Sáng 19-8, tại Làng Hữu nghị Thái - Việt ở bản Mạy, tỉnh Nakhon Phathom, nơi Bác Hồ dừng chân tháng 7-1928 và hiện có hơn 90% dân số là người Việt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã có buổi gặp mặt với hơn 500 Việt kiều thay mặt cho cộng đồng kiều bào đang sinh sống, làm việc, học tập và kinh doanh trên khắp các tỉnh, thành phố trên đất nước Thái Lan.
Bản Mạy được thành lập từ những năm đầu của thế kỷ 20 do những người Việt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình di cư lập nghiệp với 118 hộ, gần 1.000 nhân khẩu, trong đó hơn 90% là người Việt.
Làng Hữu nghị hiện là nơi sum họp của bà con Việt kiều tại Nakhon Phathom cũng như Việt kiều cả vùng Đông Bắc Thái Lan.
Vào các dịp lễ tết, bà con Việt kiều thường tổ chức họp mặt tại đây nhằm thắt chặt tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và cùng giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Việt kiều sinh sống tại Nakhon Phathom đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của địa phương.
Trong không khí thân tình, ấm áp, thắm đượm tình quê hương, đất nước, thay mặt cộng đồng bà con Việt kiều, ông Cao Văn San, Chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam toàn Thái Lan, phát biểu bày tỏ tin tưởng sâu sắc vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước dưới sự quản lý, điều hành của chính phủ; đồng thời cũng thể hiện những tình cảm sâu sắc của cộng đồng bà con Việt kiều dù sinh sống xa xứ nhưng vẫn một lòng hướng về quê hương đất nước.
Được thành lập từ năm 2013, Tổng hội Người Việt Nam tại Thái Lan hiện có 25 hội thành viên trên nhiều lĩnh vực, ngành, nghề khác nhau.
Với phương châm đoàn kết kiều bào, tuân thủ pháp luật, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế và đời sống, Tổng hội đã tích cực thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về người Việt Nam ở nước ngoài; làm tốt việc tập hợp, vận động bà con, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế và hướng về quê hương.
Đại bộ phận bà con người Việt tại Thái Lan đều cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, nên đã có đời sống kinh tế ổn định, đồng thời đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và các hoạt động xã hội của nước sở tại và địa phương nơi sinh sống.
Bên cạnh đó, Tổng Hội và các hội đoàn trực thuộc cũng chú ý phát huy vai trò cầu nối hợp tác làm ăn giữa các địa phương và doanh nghiệp hai nước; tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội, đẩy mạnh dạy tiếng Việt trong cộng đồng. Tổng hội thực sự là mái nhà chung cho cộng đồng bà con Việt kiều tại Thái Lan.
Xúc động gặp gỡ đông đảo các Hội đoàn người Việt và đông đảo bà con Việt kiều tề tựu về vùng Đông Bắc Thái Lan, cảm ơn tình cảm tốt đẹp của bà con dành cho đoàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc bà con duy trì tình thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau trong công việc và cuộc sống. Nhiều người trong số đó thành đạt trong kinh doanh và công tác chính quyền.
Nói chuyện thân mật với đông đảo bà con Việt kiều từ khắp các tỉnh Thái Lan hội tụ về Làng Hữu nghị Thái - Việt, Thủ tướng cũng hài lòng trước đời sống bà con ngày càng khá giả. Tổng hội Người Việt Nam tại Thái Lan đã được thành lập, với mạng lưới tổ chức hội rộng khắp ở nhiều tỉnh, thành phố của Thái Lan và có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực được duy trì nền nếp.
Khẳng định mục đích chuyến thăm nhằm đưa mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong hội đàm với Thủ tướng Thái Lan, Ngài Thủ tướng Prayut Chan - ocha đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước sở tại.
Chuyển lời thăm hỏi ân cần của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến bà con cộng đồng người Việt tại Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến mối quan hệ Đối tác chiến lược duy nhất của hai nước Việt Nam - Thái Lan trong khối ASEAN và khẳng định Đảng, Nhà nước rất chú trọng phát triển mối quan hệ với Thái Lan.
Thông báo với bà con một số nét về tình hình đất nước, những thành tựu quan trọng đã đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại..., Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, coi người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Thủ tướng căn dặn bà con phát huy đạo lý tốt đẹp của dân tộc, lá lành đùm lá rách; duy trì tình đoàn kết, đùm bọc, hỗ trợ và giúp đỡ bà con Việt kiều có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Cùng với đó là chú trọng đầu tư cho con em trong học tập, công tác, đẩy mạnh việc đào tạo tiếng Việt, nhất là cho giới trẻ, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam; và giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tình yêu quê hương đất nước để trở thành những công dân tốt, làm tốt vai trò cầu nối hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ cảm ơn Chính phủ Hoàng gia Thái Lan, chính quyền tỉnh Nakhon Phathom đã quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc xây dựng, mở rộng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Làng Hữu nghị Thái - Việt; biểu dương các hội đoàn và bà con Việt kiều đã bỏ công sức, tiền bạc để xây dựng và bảo trì công trình tưởng niệm đặc biệt có giá trị về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác Hồ tại tỉnh Nakhon Phathom.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tặng quà cho Tổng hội Người Việt Nam tại Thái Lan; Ban quản lý Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Nakhon Phathom để phục vụ công tác bảo tồn, duy tu. Thủ tướng cũng trân trọng trao Huy hiệu Hồ Chí Minh và quà cho 15 cán bộ tiêu biểu của tỉnh Nakhon Phathom vì những thành tích trong việc phát triển quan hệ hai nước; trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng ông Cao Văn San, Chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam toàn Thái Lan.
Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã có buổi gặp mặt 200 doanh nhân đại diện cho các doanh nhân Việt kiều đang sinh sống, kinh doanh trên khắp các tỉnh, thành phố trên đất nước Thái Lan.
Tại buổi gặp gỡ, các doanh nhân Việt kiều đã chia sẻ, đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm kinh doanh và đề xuất Thủ tướng, Chính phủ trong việc xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại, hợp tác giữa doanh nhân trong nước với các doanh nghiệp Việt kiều và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Thái Lan.
Một số ý kiến đề nghị Chính phủ tăng cường các chính sách khuyến khích doanh nhân Việt kiều đầu tư về Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Thái Lan có thế mạnh.
Đại diện các doanh nghiệp Việt kiều tại Thái Lan cũng đề nghị Chính phủ có lộ trình mở đường bay thẳng Nakhon Pathom với Hà Nội để thúc đẩy các hoạt động giao thương giữa vùng Đông Bắc Thái Lan với phía vùng kinh tế phía Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng, số lượng nguồn lao động Việt Nam để làm việc tại Thái Lan.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, bày tỏ vui mừng chứng kiến sự thành đạt của các doanh nhân Việt kiều tại Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định mục đích chuyến thăm nhằm đưa mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn.
Thông tin với các doanh nhân về kết quả chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong hội đàm với Thủ tướng Thái Lan, Ngài Thủ tướng Prayut Chan-ocha đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan, nhất là các doanh nhân, đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước sở tại. Chuyển lời thăm hỏi ân cần của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến bà con cộng đồng người Việt và các doanh nhân Việt kiều tại Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các doanh nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tiếp tục hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau trong việc nghiên cứu, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh.
Trước khi rời Nakhon Phathom về Hà Nội, kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã tới thăm hỏi, tặng quà tập thể giáo viên và các em học sinh tại Trung tâm Văn hóa hữu nghị Nakhon Phathom - Hà Nội.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh trung tâm là một biểu tượng của quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan nói chung và giữa Thành phố Hà Nội và tỉnh Nakhon Phathom nói riêng. Thủ tướng đánh giá trung tâm có chương trình đào tạo đa dạng, hiệu quả, có tính ứng dụng cao.
Chân thành cảm ơn chính quyền địa phương, các thầy cô giáo đã dày công nghiên cứu, giảng dạy cho các em học sinh nhiều năm qua, Thủ tướng mong muốn trung tâm tiếp tục phát huy hiệu quả và mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng.
Trong sổ lưu niệm tại trung tâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết: “Lịch sử thăng trầm, vạn vật đổi thay, cái còn lại mãi chính là văn hóa và ngôn ngữ cha sinh mẹ đẻ. Những giá trị di sản trân quý của dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi được lưu truyền như tình hữu nghị giữa hai dân tộc Thái - Việt mãi mãi bền vững. Trung tâm Nakhon Phathom - Hà Nội sẽ tiếp tục là cầu nối, là mái nhà chung cho những ai yêu Việt Nam, yêu tiếng Việt và văn hóa Việt Nam”.
Trung tâm Hữu nghị Nakhon Phathom - Hà Nội khánh thành vào năm 2008, có hai phòng học tiếng Việt cùng đồ dùng học tập đầy đủ. Trường dạy tiếng Việt cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6. Trung tâm còn tổ chức các khóa học ngắn hạn cho những người quan tâm đến tiếng Việt. Đây còn là nơi giao lưu, trao đổi ngôn ngữ và văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan./.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại nhà cần chủ động phòng bệnh cho người xung quanh  (19/08/2017)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại do lũ quét tại Mường La, Sơn La  (19/08/2017)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (19/08/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tỉnh trưởng Nakhon Pathom  (19/08/2017)
Hướng tới một hệ thống lương thực APEC bền vững  (19/08/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên