Hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng
Từ ngày 19 đến 21-8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, bên lề Hội nghị quan chức cao cấp APEC lần thứ 3 (SOM3), Nhóm tiểu ban về thủ tục hải quan (SCCP) họp lần thứ 2 (SCCP 2), tiếp tục trao đổi, xây dựng kế hoạch thực hiện kết quả đạt được từ cuộc họp SCCP1 diễn ra hồi tháng 02-2017 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tại Cuộc họp SCCP 2, các đại biểu từ các nền kinh tế thành viên APEC, đại diện Ban thư ký APEC, khách mời từ Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Ủy ban thương mại và đầu tư APEC (CTI) tập trung thảo luận về kết quả triển khai SCCP1 trong việc thúc đẩy triển khai toàn diện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); xem xét khả năng, các điều kiện thực tế thực hiện sáng kiến kết nối cơ chế một cửa quốc tế trong APEC.
Tại Cuộc họp lần thứ nhất, SCCP đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, tăng cường kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ qua biên giới, tiến tới thực hiện các chương trình tự chứng nhận xuất xứ và kiểm tra xuất xứ, thúc đẩy thương mại điện tử qua biên giới phát triển nhằm mục tiêu tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới phát triển, tạo thuận lợi thương mại đi cùng bảo đảm an ninh thương mại trong chuỗi cung ứng khu vực.
Cuộc họp SCCP 2 sẽ tập trung đi sâu trao đổi và xây dựng kế hoạch thực hiện nhóm nội dung chính như thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO, Khung kết nối chuỗi cung ứng, Cơ chế một cửa, Doanh nghiệp ưu tiên, Công nghệ thông tin và quản lý rủi ro, Quyền sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử qua biên giới, Hợp tác hải quan - hải quan trong APEC nhằm đẩy mạnh các chương trình hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực giữa các nền kinh tế thành viên, đặc biệt hỗ trợ đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Cuộc họp SCCP 2 tiếp nối kết quả của SCPP1, hướng tới mục tiêu lớn của SCPP 2017 trong mục tiêu chung của APEC là tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng, được cụ thể hóa trong Kế hoạch hành động tập thể của SCCP và Chương trình làm việc của SCCP 2017.
Về nội dung Khung kết nối chuỗi cung ứng, SCCP2 hướng tới thống nhất cao trong cuộc họp sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động liên quan trong phạm vi trách nhiệm của SCCP để hỗ trợ SOM và CTI triển khai Khuôn khổ kết nối chuỗi cung ứng giai đoạn 2 (SCFAP 2). Các đại biểu dự SCCP 2 cũng sẽ thảo luận hướng tới việc nhất trí tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa quốc gia và nỗ lực xem xét khả năng kết nối cơ chế này giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
Trong vấn đề Thương mại điện tử qua biên giới, SCPP2 sẽ trao đổi về khuyến khích các cơ quan hải quan các nền kinh tế thành viên tiếp tục tăng cường chương trình quản lý rủi ro để đảm bảo thuận lợi thương mại và nâng cao tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động thương mại.../.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tỉnh trưởng Nakhon Pathom  (19/08/2017)
Hướng tới một hệ thống lương thực APEC bền vững  (19/08/2017)
Điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên  (18/08/2017)
Việt Nam là Đối tác chiến lược duy nhất của Thái Lan trong ASEAN  (18/08/2017)
Bế mạc Phiên họp thứ 13 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV  (18/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay