Tây Bắc ưu tiên ổn định đời sống người dân sau lũ quét
Ngày 15-8, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã tham dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác 7 tháng, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2017 của Ban Chỉ đạo Tây Bắc.
Tại Hội nghị, đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc báo cáo, kinh tế các tỉnh vùng Tây Bắc ổn định, tăng trưởng cao hơn mức bình quân của cả nước (bình quân toàn vùng là 6,49%, bình quân cả nước là 5,73%). Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
Lũ quét nghiêm trọng
Tuy nhiên, Báo cáo cũng chỉ ra, những tháng qua, ảnh hưởng hoàn lưu của các cơn bão, đã xảy ra mưa to, lũ quét và sạt lở đất… đã gây ảnh hưởng nghiêm đến đời sống dân cư ở một số địa phương, khiến 45 người chết, 17 người mất tích, 24 người bị thương, tổng giá trị thiệt hại trên 1.500 tỷ đồng.
Riêng những ngày đầu tháng Tám, mưa lũ đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại một số tỉnh trong vùng, làm 28 người chết, 12 người mất tích, 23 người bị thương, 231 nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn, 425 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở, 398 hộ phải sơ tán, di dời.
Thêm vào đó, nông nghiệp cũng bị tổn thất lớn với 338,5ha lúa bị cuốn trôi, vùi lấp; 25.141m3 đường quốc lộ, 117.706m3 đường tỉnh, huyện bị sạt lở. Hệ thống thủy lợi bị hư hỏng 145 công trình, 2.072m kè bờ suối bị sạt lở, thiệt hại… Tổng thiệt hại ước tính lên tới 1.235 tỷ đồng.
Đồng chí A Lềnh cho biết, trong tình hình đó, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã có mặt kịp thời, phối hợp với các địa phương kịp thời chỉ đạo, huy động các lực lượng bố trí nơi ăn, ở cho các hộ gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, tổ chức tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ tang gia theo phong tục địa phương, triển khai di dời những hỗ gia đình ra khỏi nơi có nguy cơ bị lũ quét đồng thời ổn định công tác giữ vững an ninh, trật tự tại các địa bàn bị ảnh hưởng.
“Kết thúc 7 tháng, các tỉnh vùng Tây Bắc còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể: phát triển kinh tế - xã hội còn bất cập, hạn chế; sự chống phá của các thế lực phản động có nhiều diễn biến; hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật, tình trạng di cư tự do và hoạt động của tội phạm vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; việc dự báo, ứng phó với thiên tai có lúc, có nơi chưa được quan tâm, chú trọng, nhất là di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất, một số địa phương đã thiệt hại nhiều về người và tài sản do thiên tai,” đồng chí A Lềnh cho hay.
Ưu tiên an cư lâu dài
Ghi nhận Báo cáo từ Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình chỉ đạo, dù đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và thách thức, do đó các địa phương trong vùng và Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp, tập trung thực hiện tốt các công việc những tháng cuối năm 2017.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình yêu cầu các tỉnh thống kê đánh giá đầy đủ, chính xác thiệt hại về người và của. Các địa phương tập trung khôi phục lại hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, y tế… phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với chính quyền và tránh các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
“Ngoài việc tiếp tục quan tâm động viên về vật chất và tinh thần cho những người bị thiệt hại, khắc phục hậu quả thiên tai do mưa, lũ vừa qua, các địa phương phải nghiên cứu thực tiễn triển khai, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp căn cơ. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Tây Bắc sẽ tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, Chính phủ sớm có những chủ trương, chính sách hỗ trợ nhân dân vùng Tây Bắc ổn định cuộc sống, an cư lập nghiệp về lâu dài", đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Theo đó, Ban chỉ đạo Tây Bắc và các địa phương cần tiếp tục Quán triệt và tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XII và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Tổ chức thực hiện tốt Kết luận số 26-KL/TW, ngày 02-8-2012 của Bộ Chính trị và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Rà soát lại các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017, tập trung các biện pháp, giải pháp bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh, quan tâm chăm lo đời sống và sức khỏe cho người dân, tăng cường hoạt động đối ngoại, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở…
Đánh giá cao đề án “Đổi mới công nghệ phát triển bò H’Mông thành hàng hóa theo chuỗi giá trị tại các tỉnh miền núi phía Bắc” của Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí Nguyễn Văn Bình yêu cầu các cơ quan trung ương, hai Bộ quan tâm hỗ trợ tối đa cho dự án này; các địa phương tạo điều kiện tốt nhất phát triển hệ thống hợp tác xã ở các địa phương; cần triển khai dự án quyết liệt, có kết quả, hiệu quả nhằm tránh lãng phí thời gian và chi phí, đặc biệt là niềm tin đối với nhân dân./.
Diễn đàn nhiều bên “Đầu tư cho già hóa năng động và khỏe mạnh vì tăng trưởng bền vững”  (15/08/2017)
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Thái Lan phát triển sâu rộng và hiệu quả  (15/08/2017)
Tăng cường hợp tác giữa cơ quan lập pháp Việt Nam và Thái Lan  (15/08/2017)
Tránh tái diễn vụ việc ở trạm thu phí Cai Lậy  (15/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay