Việt Nam chủ trì tọa đàm quốc tế Công nghệ thông tin - truyền thông xóa nghèo
Ngày 17-7, bên lề Phiên họp cấp cao của Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC) của Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ, Việt Nam đã phối hợp với 3 quốc gia từ 3 châu lục gồm Bangladesh, Zimbabwe và Italy, cùng với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tổ chức tọa đàm quốc tế về “Công nghệ thông tin - truyền thông và xóa nghèo”.
Tham dự tọa đàm có Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc Haoliang Xu, trưởng đoàn và đại diện nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.
Với vai trò diễn giả chính tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, Trưởng đoàn Việt Nam dự Phiên họp cấp cao ECOSOC, đã giới thiệu về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong xóa nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam, khẳng định cam kết và nỗ lực của Nhà nước trong lĩnh vực này, trong đó có việc đầu tư 11.000 tỷ đồng từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 để tất cả các trường học, bệnh viện, Ủy ban Nhân dân các xã, các hộ nghèo và cận nghèo được tiếp cận Internet và các dịch vụ viễn thông khác.
Thứ trưởng chia sẻ các thách thức ở Việt Nam về năng lực tiếp nhận của chính quyền địa phương, kỹ năng áp dụng của người dân, nhất là các hộ nông dân, hệ thống dữ liệu… Ngoài các nỗ lực trong nước, Việt Nam cũng chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương khẳng định sự tham gia đầy đủ của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và đối tác quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong xóa nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), không bỏ ai lại phía sau.
Tại tọa đàm, các đại biểu quốc tế khẳng định công nghệ thông tin truyền thông là công cụ quan trọng để thực hiện SDGs, góp phần tạo việc làm, xóa nghèo, bảo đảm an sinh xã hội…
Các đại biểu giới thiệu kinh nghiệm cụ thể trong ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để xóa nghèo đa chiều như đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai cho nông dân, hỗ trợ lưu hồ sơ y tế cho người nghèo để tiến tới phổ cập y tế, tăng cường giáo dục và đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ tài chính qua mạng cho các hộ sản xuất và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, nhất là phát huy khả năng của thương mại điện tử để giúp nông dân, người nghèo… tiếp cận thị trường tốt hơn.
Các đại biểu đưa ra nhiều khuyến nghị đáng lưu ý như: cần tập trung vào các giải pháp công nghệ thông tin truyền thông chi phí thấp để tăng hiệu quả kinh tế và khả năng phổ cập rộng; Nhà nước cần hỗ trợ trao đổi trực tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với các nhà phát triển công nghệ thông tin truyền thông; cần hỗ trợ khu vực tư nhân, thanh niên và phụ nữ nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin truyền thông; thúc đẩy tài chính bao trùm.
Ngoài ta, cần tìm hiểu khả năng ứng dụng trong xóa nghèo của các xu hướng mới nhất trong công nghệ thông tin truyền thông như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, in 3D, mặt khác, cần xóa bỏ khoảng cách số và bảo đảm an ninh mạng.
Ngoài khuôn khổ hợp tác song phương, các đại biểu cũng đề nghị Liên hợp quốc tăng cường giúp đỡ các nước đang phát triển, nhất là thông qua Nhóm các cơ quan Liên hợp quốc về Xã hội thông tin, trong đó có UNDP, ITU.
Toạ đàm quốc tế về “Công nghệ thông tin - truyền thông và xóa nghèo” là sáng kiến của Việt Nam nhằm phát huy vai trò thành viên ECOSOC nhiệm kỳ 2016 - 2018 và đóng góp thực chất vào thảo luận chủ đề chính của Phiên họp cấp cao ECOSOC năm nay là “Xóa nghèo và thúc đẩy thịnh vượng trong một thế giới đang đổi thay”./.
Một số giải pháp thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Hà Nội  (18/07/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 10 đến 16-7-2017)  (18/07/2017)
Kỷ niệm trọng thể 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào  (18/07/2017)
Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ở nước ta hiện nay  (18/07/2017)
Quy hoạch Khu Kinh tế Vân Đồn là đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt  (18/07/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 10 đến ngày 16-7-2017)  (17/07/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên