Việt Nam, Campuchia trao đổi thư mừng kỷ niệm 50 năm ngoại giao
21:58, ngày 23-06-2017
TCCSĐT - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia (24-6-1967 - 24-6-2017) và chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2017, lãnh đạo cấp cao hai nước đã trao đổi Thư chúc mừng.
Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi thư đến Quốc vương Norodom Sihamoni; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi thư đến Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã gửi thư đến Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum và Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp không ngừng của mối quan hệ Việt Nam - Campuchia trong 50 năm qua; khẳng định mặc dù trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và thử thách nhưng nhân dân hai nước đã luôn đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau, dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ vô tư, trong sáng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước ngày nay, khẳng định đây là tài sản vô giá, thiêng liêng hai dân tộc Việt Nam - Campuchia cần tiếp tục giữ gìn và vun đắp, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Về phía Campuchia, Quốc vương Norodom Sihamoni cũng đã gửi thư tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen gửi thư tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum và Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Các nhà lãnh đạo Campuchia nhấn mạnh quan hệ Campuchia - Việt Nam có lịch sử hàng trăm năm, nhân dân hai nước đã cùng trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, gian khổ và mối quan hệ lịch sử mạnh mẽ này, dựa trên tình hữu nghị và sự tôn trọng lẫn nhau, đã tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hợp tác song phương chặt chẽ hiện nay theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo Campuchia đã bày tỏ sự khâm phục đối với những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúc nhân dân Việt Nam hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời khẳng định Campuchia sẽ mãi mãi ghi nhớ sự giúp đỡ, hy sinh của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Cao cấp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Prak Sokhonn cũng đã trao đổi Thư chúc mừng.
** Ngày 23-6, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia, do Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin làm trưởng đoàn, bắt đầu thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia và tham dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
Thành phần đoàn gồm có: Ngài Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội, trưởng đoàn; bà Sao Ty Heng Samrin, Phu nhân Chủ tịch Quốc hội; bà Men Sam An, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, nghị sỹ; tiến sỹ Cheam Yeap, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng và Kiểm toán, nghị sỹ; tiến sỹ Pen Pannha, Chủ nhiệm Ủy ban Lập pháp và Tư pháp, nghị sỹ; bà Khuon Sudary, Chủ tịch Tổ chức Nữ nghị sỹ Quốc hội Campuchia, nghị sỹ; ngài Pal Sam Oeun, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Campuchia-Lào, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế, Công trình công cộng, Cựu chiến binh, Thanh niên, Giáo dưỡng, Lao động, Dạy nghề và Phụ nữ, nghị sỹ.
Đoàn còn có bà Krouch Sam An, Thư ký Ủy ban Lập pháp và Tư pháp, nghị sỹ; ngài Keo Piseth, thành viên Ủy ban Lập pháp và Tư pháp, Chánh Văn phòng Chủ tịch Quốc hội, nghị sỹ; ngài Hun Many, Thành viên Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Thông tin đại chúng, nghị sỹ; bà Ban Sreymom, Thành viên Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Thông tin đại chúng, nghị sỹ; ngài Leng Peng Long, Tổng thư ký Quốc hội; ngài Prak Nguon Hong, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Campuchia tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin sinh ngày 25-5-1934, quê quán tại tỉnh Kompong Cham, dân tộc Khmer, có trình độ học vấn Nghiên cứu chính trị cao cấp; tiến sỹ danh dự một số trường Đại học tại Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc.
Ngài Heng Samrin chức vụ hiện nay là Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết và Phát triển Tổ quốc Campuchia.
Năm 1959, ngài Heng Samrin tham gia phong trào đấu tranh của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
Từ năm 1960-1975, tham gia lực lượng cách mạng Campuchia; năm 1975 là Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy kiêm Tư lệnh sư đoàn 4, Khu Đông; năm 1978, Lãnh đạo lực lượng quân sự Khu Đông chống Pol Pot.
Ngày 02-12-1978, ngài Heng Samrin được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia; ngày 08-01-1979, được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa nhân dân Campuchia.
Tháng 01-1979 đến tháng 5-1981, Đại hội Đảng khóa III và IV, ngài Heng Samrin được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia; tại Đại hội Đảng khóa IV được bầu vào Bộ Chính trị; năm 1981, được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Tháng 12-1981 đến tháng 10-1985, ngài Heng Samrin được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia tại Đại hội Đảng khóa IV và V; tháng 10-1991, Đại hội bất thường cử giữ chức Chủ tịch Danh dự Đảng Nhân dân Campuchia.
Năm 1993, ngài Heng Samrin được Quốc vương Norodom Sihanouk bổ nhiệm làm Cố vấn tối cao của Quốc vương. Nghị sỹ Quốc hội khóa I.
Tháng 5-1998 đến năm 2005, ngài Heng Samrin là Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia; từ năm 2005 đến nay, được bầu là Chủ tịch Quốc hội khóa III, IV, V.
Về khen thưởng, ngài Heng Samrin nhận nhiều Huân chương cao quý của Campuchia và nước ngoài./.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp không ngừng của mối quan hệ Việt Nam - Campuchia trong 50 năm qua; khẳng định mặc dù trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và thử thách nhưng nhân dân hai nước đã luôn đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau, dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ vô tư, trong sáng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước ngày nay, khẳng định đây là tài sản vô giá, thiêng liêng hai dân tộc Việt Nam - Campuchia cần tiếp tục giữ gìn và vun đắp, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Về phía Campuchia, Quốc vương Norodom Sihamoni cũng đã gửi thư tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen gửi thư tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Thượng viện Samdech Say Chhum và Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Các nhà lãnh đạo Campuchia nhấn mạnh quan hệ Campuchia - Việt Nam có lịch sử hàng trăm năm, nhân dân hai nước đã cùng trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, gian khổ và mối quan hệ lịch sử mạnh mẽ này, dựa trên tình hữu nghị và sự tôn trọng lẫn nhau, đã tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hợp tác song phương chặt chẽ hiện nay theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo Campuchia đã bày tỏ sự khâm phục đối với những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúc nhân dân Việt Nam hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời khẳng định Campuchia sẽ mãi mãi ghi nhớ sự giúp đỡ, hy sinh của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Cao cấp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Prak Sokhonn cũng đã trao đổi Thư chúc mừng.
** Ngày 23-6, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia, do Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin làm trưởng đoàn, bắt đầu thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia và tham dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
Thành phần đoàn gồm có: Ngài Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội, trưởng đoàn; bà Sao Ty Heng Samrin, Phu nhân Chủ tịch Quốc hội; bà Men Sam An, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, nghị sỹ; tiến sỹ Cheam Yeap, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng và Kiểm toán, nghị sỹ; tiến sỹ Pen Pannha, Chủ nhiệm Ủy ban Lập pháp và Tư pháp, nghị sỹ; bà Khuon Sudary, Chủ tịch Tổ chức Nữ nghị sỹ Quốc hội Campuchia, nghị sỹ; ngài Pal Sam Oeun, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Campuchia-Lào, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế, Công trình công cộng, Cựu chiến binh, Thanh niên, Giáo dưỡng, Lao động, Dạy nghề và Phụ nữ, nghị sỹ.
Đoàn còn có bà Krouch Sam An, Thư ký Ủy ban Lập pháp và Tư pháp, nghị sỹ; ngài Keo Piseth, thành viên Ủy ban Lập pháp và Tư pháp, Chánh Văn phòng Chủ tịch Quốc hội, nghị sỹ; ngài Hun Many, Thành viên Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Thông tin đại chúng, nghị sỹ; bà Ban Sreymom, Thành viên Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Thông tin đại chúng, nghị sỹ; ngài Leng Peng Long, Tổng thư ký Quốc hội; ngài Prak Nguon Hong, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Campuchia tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin sinh ngày 25-5-1934, quê quán tại tỉnh Kompong Cham, dân tộc Khmer, có trình độ học vấn Nghiên cứu chính trị cao cấp; tiến sỹ danh dự một số trường Đại học tại Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc.
Ngài Heng Samrin chức vụ hiện nay là Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết và Phát triển Tổ quốc Campuchia.
Năm 1959, ngài Heng Samrin tham gia phong trào đấu tranh của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
Từ năm 1960-1975, tham gia lực lượng cách mạng Campuchia; năm 1975 là Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy kiêm Tư lệnh sư đoàn 4, Khu Đông; năm 1978, Lãnh đạo lực lượng quân sự Khu Đông chống Pol Pot.
Ngày 02-12-1978, ngài Heng Samrin được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia; ngày 08-01-1979, được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa nhân dân Campuchia.
Tháng 01-1979 đến tháng 5-1981, Đại hội Đảng khóa III và IV, ngài Heng Samrin được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia; tại Đại hội Đảng khóa IV được bầu vào Bộ Chính trị; năm 1981, được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Tháng 12-1981 đến tháng 10-1985, ngài Heng Samrin được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia tại Đại hội Đảng khóa IV và V; tháng 10-1991, Đại hội bất thường cử giữ chức Chủ tịch Danh dự Đảng Nhân dân Campuchia.
Năm 1993, ngài Heng Samrin được Quốc vương Norodom Sihanouk bổ nhiệm làm Cố vấn tối cao của Quốc vương. Nghị sỹ Quốc hội khóa I.
Tháng 5-1998 đến năm 2005, ngài Heng Samrin là Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia; từ năm 2005 đến nay, được bầu là Chủ tịch Quốc hội khóa III, IV, V.
Về khen thưởng, ngài Heng Samrin nhận nhiều Huân chương cao quý của Campuchia và nước ngoài./.
Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ chính sách bao vây cấm vận chống Cuba  (23/06/2017)
Thành phố Cần Thơ sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (23/06/2017)
Bộ đội Biên phòng Hải Phòng nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang  (23/06/2017)
Chính sách dân tộc tại Việt Nam: Thành tựu và thách thức cần vượt qua  (23/06/2017)
Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018  (23/06/2017)
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu khai mạc tại Brussels  (23/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên