Hà Nội làm tốt, có nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy
Chiều 27-5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã báo cáo với Đoàn công tác về việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, hệ thống tổ các đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2016. Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương tại Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay, Hà Nội đã sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành, giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị; các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị còn 96 đơn vị. Thành phố cũng thực hiện sáp nhập Trung tâm sát hạch lái xe thuộc Sở Giao thông Vận tải vào Tổng Công ty Vận tải và đang chỉ đạo thực hiện sáp nhập Nhà khách Ủy ban nhân dân thành phố vào Tổng Công ty Du lịch Hà Nội.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố, kết quả cơ bản phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên tăng từ 55 đơn vị năm 2011 lên 70 đơn vị năm 2016, như vậy ngân sách Nhà nước không phải cấp chi thường xuyên cho 15 đơn vị sự nghiệp…
Đến nay, Hà Nội cơ bản hoàn thành công tác rà soát, xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước. Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước ở 6/12 lĩnh vực; trong đó có 3 lĩnh vực là giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, xây dựng không phát sinh dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước; 3 lĩnh vực còn lại là văn hóa thể thao, dạy nghề, công thương đang trình thành phố phê duyệt trong tháng 5-2017.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng: Hà Nội đã báo cáo rất đầy đủ về việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, hệ thống tổ các đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố. Thực tế cho thấy, Hà Nội đã làm rất tốt và có những bài học kinh nghiệm, thành phố đã sắp xếp lại bộ máy, tinh gọn, có kế hoạch bài bản, trong khi một số địa phương, bộ, ngành chưa làm tốt. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đề nghị, Hà Nội cần làm rõ thêm hiệu quả sau khi sắp xếp lại; cần hoàn thiện báo cáo sâu hơn nữa về vấn đề này gửi Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới.
Báo cáo Phó Thủ tướng về cách làm cụ thể của Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Hà Nội đã rà soát rất kỹ các đơn vị cùng chức năng, nhiệm vụ để sáp nhập, tinh gọn. Sau sáp nhập, thành phố chọn lãnh đạo có năng lực bổ nhiệm tiếp. Các trường hợp khác cho cơ chế giữ nguyên lương trong 24 tháng, nếu có nhu cầu thực tiễn của đơn vị sẽ tiếp tục bổ nhiệm, trường hợp nào tự nguyện xin về hưu trước được hỗ trợ... Nhờ vậy, đã tạo sự đồng thuận, thu nhập người lao động được đảm bảo. Sau sáp nhập, thành phố cũng thu hồi hơn 100 địa điểm, bổ sung vào quỹ đất để tiến hành đấu giá, bổ sung nguồn thu phục vụ đầu tư phát triển.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, việc tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy phải thể hiện rõ bằng giảm chi thường xuyên. Năm 2016, sau khi sắp xếp lại các đơn vị, Hà Nội đã giảm chi thường xuyên gần 5%, phấn đấu 5 năm tới giảm 10%. Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tự chủ tài chính đối với 5 đơn vị trong năm 2017 gồm: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Mắt Hà Nội, Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám (Sở Văn hóa và Thể thao), Tạp chí Giáo dục Thủ đô (Sở Giáo dục và Đào tạo).
Cũng theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, các đơn vị sự nghiệp công lập muốn tự chủ cần có quy định giá dịch vụ. Hà Nội sẽ đi theo hướng chuyển mô hình các đơn vị công lập thành doanh nghiệp, Nhà nước chỉ quản lý về cơ chế, chính sách. Đơn cử như mô hình trung tâm hành chính công, đầu tư lớn nhưng tập trung một chỗ cũng sẽ vẫn quá tải trong khi xu hướng là dịch vụ công phát triển theo mô hình Chính phủ điện tử, cung cấp tối đa các dịch vụ qua mạng internet và hướng đó đã được thành phố thực hiện hiệu quả. Thời gian tới, khi hoàn thiện các hồ sơ điện tử, chữ ký số, các dịch vụ công của Hà Nội sẽ được cung cấp tốt hơn, phục vụ nhân dân hiệu quả hơn nữa./.
Tháng công nhân 2017: Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương 34 doanh nghiệp tiêu biểu chăm lo tốt cho công nhân lao động  (27/05/2017)
Việt Nam tham dự Hội nghị ASEM về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ  (27/05/2017)
G7 nhất trí đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố  (27/05/2017)
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội phát huy vai trò trung tâm khối đại đoàn kết toàn dân  (27/05/2017)
Phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017  (27/05/2017)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay