Việt Nam tham dự cuộc họp SOM ASEAN - Trung Quốc lần thứ 23
Tiếp theo Cuộc họp các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN - Trung Quốc liên quan tới việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) lần thứ 14, ngày 19-5 đã diễn ra Cuộc họp Tham vấn SOM ASEAN - Trung Quốc lần thứ 23 nhằm kiểm điểm tình hình hợp tác trên tất cả các lĩnh vực về chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và giao lưu nhân dân, đồng thời đề ra một số định hướng hợp tác cụ thể giữa ASEAN và Trung Quốc trong giai đoạn tới.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, đã tham dự hoạt động này.
Hai bên nhất trí hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư tiếp tục là nền tảng quan hệ; cam kết thúc đẩy hợp tác hai bên thông qua việc triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động 2016 - 2020 và sớm hoàn tất các thủ tục nâng cấp khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) nhằm thực hiện cam kết của lãnh đạo cấp cao về mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1.000 tỷ USD và tổng mức đầu tư đạt 150 tỷ USD năm 2020.
Trung Quốc khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cam kết hỗ trợ ASEAN triển khai Tầm nhìn Cộng đồng 2025 và các mục tiêu về thu hẹp khoảng cách phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối và hội nhập khu vực, nhất là thông qua việc tận dụng hiệu quả các quỹ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc và nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).
Về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc, các nước khẳng định cần tăng cường liên kết khu vực, trong đó có việc xác định các ưu tiên chung trong sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc và Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC).
Theo đó, ASEAN đề nghị Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs), xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững.
Về vấn đề Biển Đông, cuộc họp ghi nhận kết quả Cuộc họp SOM ASEAN - Trung Quốc về DOC (ngày 18-5-2017), trong đó có việc hai bên đã nhất trí trình lên Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc (tháng 8-2017) xem xét, thông qua nội dung dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), khẳng định đây là bước khởi đầu cho tiến trình đàm phán tiếp theo về xây dựng văn kiện COC thực chất, có tính ràng buộc về pháp lý, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã phát biểu về tiến trình liên kết và hội nhập khu vực, khẳng định tiềm năng phát triển của Đông Á trong hội nhập khu vực và liên khu vực; đề cao hợp tác ASEAN - Trung Quốc nhất trí là trong việc triển khai các và hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng; nhất trí cùng thúc đẩy hiệu quả hợp tác của các cơ chế, khuôn khổ hợp tác khu vực, và tăng cường hiệu quả của cơ chế ASEAN+3 (ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), trong đó có vai trò của Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs).
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh các nguyên tắc, lập trường của Việt Nam về Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên, các vấn đề an ninh phi truyền thống: chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng./.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ tăng thời gian chất vấn  (19/05/2017)
Tọa đàm “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - Những vấn đề đặt ra”  (19/05/2017)
Phát động Giải báo chí “Búa liềm vàng” lần thứ 2 năm 2017  (19/05/2017)
Phát động Giải báo chí “Búa liềm vàng” lần thứ 2 năm 2017  (19/05/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên