Việt Nam đề xuất các biện pháp cải thiện bất bình đẳng và an sinh
Ngày 03-4, trong khuôn khổ cuộc họp toàn thể của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 136 với sự tham dự của các nghị sỹ đến từ 132 quốc gia, các đại biểu tiếp tục thảo luận về chủ đề “Giải quyết tình trạng bất bình đẳng: Đảm bảo phẩm giá và an sinh cho tất cả mọi người”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu đoàn Việt Nam đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại cuộc họp.
Trong bài phát biểu của mình, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao chủ đề của Đại hội đồng IPU cũng như những bài phát biểu tại Đại hội đồng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho hay là một quốc gia đang phát triển, vượt qua những khó khăn trong lịch sử, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội và luôn nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế phải luôn chú trọng tới bảo đảm bình đẳng, công bằng cho người dân. Nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước nhằm xây dựng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Việt Nam đã thực hiện được hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, đặc biệt là việc hoàn thành 3/8 mục tiêu trước thời hạn (năm 2015), đó là xóa đói, giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và tăng cường bình đẳng nam nữ, nâng cao vị thế cho phụ nữ.
Việt Nam đang tích cực xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu và 169 mục tiêu cụ thể của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đưa ra những chính sách cụ thể thực hiện Mục tiêu 10, dành riêng cho nhóm dân số nghèo nhất được tiếp cận tín dụng ưu đãi, tăng cường chính sách an sinh xã hội, bảo đảm cơ hội bình đẳng và giảm bất bình đẳng trong hưởng lợi cho tất cả mọi người.
Quốc hội Việt Nam đã xây dựng Hiến pháp 2013, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp như cụ thể hóa Hiến pháp như Luật bảo hiểm y tế, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật bình đẳng giới, Luật công đoàn, Bộ luật lao động, Luật báo chí, Luật tiếp cận thông tin, Luật thanh niên, Luật người khuyết tật, Luật người cao tuổi, Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt là đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho các dân tộc thiểu số, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, phân công nhân sự điều hành các lĩnh vực bảo đảm thực hiện các chính sách ưu việt này.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn chế về nguồn lực cho các lĩnh vực xã hội, trình độ phát triển của các vùng không đồng đều... Do đó, Việt Nam rất mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế trong quản lý và điều hành nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển đề ra.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định việc góp phần quan trọng cải thiện bất bình đẳng, có nhiều hành động tích cực hơn nhằm bảo đảm nhân phẩm và an sinh cho mọi người là một nhiệm vụ quan trọng và lâu dài.
Phó Chủ tịch Quốc hội đã nêu ra tám đề xuất cụ thể như:
- Cần tăng cường vai trò của Liên hợp quốc, đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Mục tiêu phát triển bền vững số 10 ở mỗi nước và phát huy vai trò, đổi mới hoạt động, chương trình nghị sự của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính đa phương nhằm bảo đảm tạo cơ hội có tiếng nói của các nước đang phát triển trong các thể chế kinh tế - tài chính toàn cầu;
- Cần xây dựng mạng lưới kết nối các tổ chức khu vực nhằm phối hợp hành động ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống như thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng hoặc dập tắt dịch bệnh, khắc phục thảm họa thiên tai trong trường hợp khẩn cấp, nhằm bảo đảm an sinh, an toàn cho mọi người dân;
- Đề nghị các nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong hoạch định chính sách và quản trị đất nước, nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng, xóa bỏ các điều luật mang tính phân biệt đối xử, bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần vào đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước;
- Kêu gọi các nước phát triển tiếp tục dành sự quan tâm và hỗ trợ nguồn lực đối với các nước đang phát triển, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết, chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường theo hướng bền vững, bảo đảm cơ hội hưởng thụ cho mọi người dân;
- Khuyến khích các nước xây dựng bộ công cụ đánh giá tình trạng bình đẳng và bất bình đẳng, trong đó có những tiêu chí cụ thể đối với từng nhóm người trong xã hội, từ đó xác định được mức độ bất bình đẳng về kinh tế, chính trị và xã hội để có những ưu tiên chính sách trong từng giai đoạn phát triển đất nước;
- Đề nghị các Nghị viện, Quốc hội các nước phát huy chức năng lập pháp, giám sát đối với Chính phủ, ủng hộ Chính phủ các nước trong thực hiện mục tiêu giảm bất bình đẳng đến năm 2030;
- Đề nghị Liên minh Nghị viện thế giới tiếp tục phát huy các cơ chế hợp tác giữa IPU - Liên hợp quốc hoặc các tổ chức quốc tế với các Nghị viện thành viên trong việc trao đổi kinh nghiệm phát triển và giảm thiểu bất bình đẳng;
- Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao hiểu biết của mọi người dân về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, giúp đỡ và sẻ chia vì sự bình đẳng trong xã hội./.
Chủ tịch nước gửi điện thăm hỏi vụ khủng bố ga tàu điện ngầm ở Nga  (04/04/2017)
1.300 công nhân được bố trí việc làm sau vụ hỏa hoạn tại Cần Thơ  (03/04/2017)
Giành lại vỉa hè: Không trừ cơ quan nào thì người dân mới đồng tình  (03/04/2017)
Tiếp tục Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách  (03/04/2017)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay