Vấn đề Brexit: Anh cần duy trì thương mại phi thuế quan với EU
23:52, ngày 01-04-2017
Ngày 31-3-2017, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện Anh phụ trách vấn đề rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, Hạ nghị sỹ Hilary Benn cảnh báo rằng việc nước này rời khỏi EU mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào sẽ tác động tiêu cực đến vị thế của Trung tâm Tài chính London cũng như nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy, việc duy trì hoạt động thương mại phi thuế quan phải được xác định là ưu tiên hàng đầu của Anh trong mối quan hệ với EU. Ông Benn cho rằng Trung tâm Tài chính London đang phải đối mặt với thời kỳ bất ổn khi tiến trình đàm phán Brexit chính thức được khởi động.
Là một người từng ủng hộ việc Anh ở lại EU, ông Benn thấu hiểu mối quan ngại của hàng nghìn người tham gia biểu tình chống Brexit ở thủ đô London, ngay trước thời điểm Thủ tướng Theresa May kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tôn trọng quyết định của cử tri Anh tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 6-2016. Theo ông Benn, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước Anh hiện nay là hàn gắn những chia rẽ, bất đồng để đoàn kết và tìm kiếm một thỏa thuận với EU, đáp ứng lợi ích của đa số người dân.
Tiến trình đàm phán Brexit sắp tới sẽ giúp định hình mối quan hệ giữa Anh và EU trong tương lai. Vì thế, Quốc hội Anh cần lắng nghe ý kiến từ nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau, ví dụ như thủ đô London vốn lựa chọn phương án ở lại EU. Ông Benn nhấn mạnh rằng Anh cần nỗ lực đạt được một thỏa thuận nhằm duy trì hoạt động thương mại phi thuế quan với EU.
Theo ông Benn, nếu vào thời điểm Anh rời EU mà chưa thể đạt được thỏa thuận cuối cùng, hai bên có thể dàn xếp một số nội dung mang tính chuyển tiếp để duy trì thương mại phi thuế quan.
Ủy ban chuyên trách do ông Benn làm Chủ tịch được lập ra nhằm giám sát hoạt động của Bộ Brexit, đặc biệt trong tiến trình đàm phán với EU trong hai năm tới./.
Là một người từng ủng hộ việc Anh ở lại EU, ông Benn thấu hiểu mối quan ngại của hàng nghìn người tham gia biểu tình chống Brexit ở thủ đô London, ngay trước thời điểm Thủ tướng Theresa May kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tôn trọng quyết định của cử tri Anh tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 6-2016. Theo ông Benn, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước Anh hiện nay là hàn gắn những chia rẽ, bất đồng để đoàn kết và tìm kiếm một thỏa thuận với EU, đáp ứng lợi ích của đa số người dân.
Tiến trình đàm phán Brexit sắp tới sẽ giúp định hình mối quan hệ giữa Anh và EU trong tương lai. Vì thế, Quốc hội Anh cần lắng nghe ý kiến từ nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau, ví dụ như thủ đô London vốn lựa chọn phương án ở lại EU. Ông Benn nhấn mạnh rằng Anh cần nỗ lực đạt được một thỏa thuận nhằm duy trì hoạt động thương mại phi thuế quan với EU.
Theo ông Benn, nếu vào thời điểm Anh rời EU mà chưa thể đạt được thỏa thuận cuối cùng, hai bên có thể dàn xếp một số nội dung mang tính chuyển tiếp để duy trì thương mại phi thuế quan.
Ủy ban chuyên trách do ông Benn làm Chủ tịch được lập ra nhằm giám sát hoạt động của Bộ Brexit, đặc biệt trong tiến trình đàm phán với EU trong hai năm tới./.
Việt Nam nỗ lực hết sức mình để thúc đẩy sáng kiến liên kết ASEAN  (01/04/2017)
Tổng thống Mỹ nỗ lực tái định hình chính sách thương mại  (01/04/2017)
77 doanh nghiệp được tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2016  (01/04/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh cần tạo bước tăng trưởng cao hơn để đạt được mục tiêu Kế hoạch đề ra cho năm 2017  (31/03/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius  (31/03/2017)
Thi hành kỷ luật về Đảng đối với hai lãnh đạo tỉnh Hải Dương  (31/03/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên