Trao đổi hàng hóa trên biển chỉ áp dụng với cư dân vùng biên giới
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 20-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý ngoại thương.
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với 6 vấn đề được Ủy ban Kinh tế đề cập tới trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý ngoại thương.
Theo đó, tiếp thu đa số ý kiến đề nghị quy định về thẩm quyền của Bộ Công Thương theo hướng minh bạch, có cơ chế kiểm soát, giám sát; đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành có liên quan; xác định vai trò, vị trí, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương cho chính quyền địa phương, Điều 7 của dự thảo Luật Thiết kế theo hướng quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Công Thương chủ trì, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương.
Dự Luật quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền; quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương và làm rõ việc phân cấp cho chính quyền địa phương liên quan đến một số lĩnh vực như quy định về cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới (Điều 55), về phát triển ngoại thương (Chương VI).
Một số ý kiến đề nghị thẩm quyền tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa nông sản, sản phẩm chuyên ngành nên giữ nguyên như quy định của pháp luật hiện hành, giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Tiếp thu ý kiến này, trên cơ sở Điều 61 Luật Thú y quy định giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trong một số trường hợp; Điều 35 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật giao Chính phủ quy định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, chỉnh lý khoản 1 Điều 14 của dự thảo Luật về thẩm quyền áp dụng, quy định “trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác” nhằm bảo đảm sự thống nhất với Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành việc tiếp thu, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 14 của dự thảo Luật, theo hướng lấy ý kiến hoặc có ý kiến đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, quy định này đã thể hiện được sự phối hợp giữa các bộ quản lý ngành, nhưng quyết định và chịu trách nhiệm là Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Về quản lý hoạt động ngoại thương đối với các nước có chung đường biên giới, có ý kiến băn khoăn, dự thảo Luật có quản lý việc trao đổi hàng hóa trên biển (xăng dầu, hải sản, than…).
Giải trình làm rõ vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu: Hoạt động trao đổi hàng hóa trên biển của cư dân khu vực biên giới (Kiên Giang, Quảng Ninh...) đã được thực hiện theo quy định hiện hành từ nhiều năm nay. Trên cơ sở thực tiễn đó, quy định của dự thảo Luật về thương mại biên giới, hoạt động trao đổi hàng hóa trên biển chỉ được áp dụng đối với cư dân khu vực hai bên biên giới, không áp dụng đối với thương nhân.
Thương nhân hoạt động thương mại biên giới thực hiện theo quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Trường hợp hoạt động trao đổi trên biển trực tiếp giữa các thương nhân mà không thông qua thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật là hoạt động buôn lậu và sẽ được xử lý theo quy định về chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Về phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại (Điều 108), có ý kiến đề nghị không quy định tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài trong dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị cần thiết quy định về tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài trong dự thảo Luật, sẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương của thương nhân và phù hợp với tinh thần Chính phủ kiến tạo, giúp tiết kiệm chi phí marketing, thời gian của doanh nghiệp và cung cấp thông tin chính thống cho doanh nghiệp; có ý kiến đề nghị quy định theo hướng Nhà nước đầu tư mở Văn phòng xúc tiến thương mại tại nước ngoài trong thời hạn nhất định, thu hồi vốn và tạo nguồn thu từ doanh nghiệp...
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ việc không quy định thành lập một tổ chức mới là tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài thuộc Bộ Công Thương tại dự thảo Luật phù hợp; đồng thời bổ sung một khoản mới (khoản 3 Điều 108) quy định Nhà nước khuyến khích các hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập, tham gia tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, đảm bảo tính tương thích của dự thảo Luật với các luật khác.
Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, Ban soạn thảo tiếp tục rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, cụ thể như tại Điều 73, 86, 88, 112, 113, 114. Ban soạn thảo phối hợp với cơ quan chức năng tiếp tục tiếp thu, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp tới./.
Phó Chủ tịch Quốc hội: Nhiều cửa vay, trả nợ chỉ có một là không ổn  (20/03/2017)
Đưa quan hệ giữa Việt Nam-Hàn Quốc phát triển lên tầm cao mới  (20/03/2017)
Ban hành quy trình giải quyết gần 5.000 hồ sơ người có công  (20/03/2017)
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Việc xử lý vi phạm vẫn chưa mạnh tay  (20/03/2017)
Doanh nghiệp quốc phòng Israel mong muốn hợp tác với Việt Nam  (20/03/2017)
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vụ vỡ đập bùn thải tại Nghệ An  (20/03/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên