Sẽ thanh tra việc bồi thường thiệt hại môi trường biển tại miền Trung
21:57, ngày 08-03-2017
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung ngày 08-3, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp tục giám sát Công ty Formosa trong việc thực hiện các cam kết, chỉ khi nào bảo đảm an toàn tuyệt đối về môi trường mới cho xả thải. Cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ các hiện tượng về môi trường để có giải pháp khắc phục, không để lo lắng trong nhân dân.
Phó Thủ tướng cho biết Ban Chỉ đạo sẽ thành lập 4 đoàn kiểm tra, thanh tra việc bồi thường thiệt hại môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm giải quyết các vướng mắc, ghi nhận ý kiến của nhân dân để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Các bộ, ngành khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quyết định bổ sung định mức bồi thường, hỗ trợ thiệt hại; các địa phương sớm hoàn thành chi trả tiền tạm cấp đợt 2; tiếp tục điều kiểm ngư giám sát, vận động người dân không khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 20 hải lý trở vào, từ bờ biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế. Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì xử lý hải sản tồn kho.
Phó Thủ tướng nêu rõ Chính phủ kiên quyết xử lý, không để xảy ra gian dối, tiêu cực, tham nhũng trong quá trình bồi thường, hỗ trợ thiệt hại. Các địa phương cũng phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Theo Phó Thủ tướng, cần đẩy mạnh công tác truyền thông gắn với dân vận về quá trình bồi thường thiệt hại cho người dân. Báo chí phản ánh đúng tình hình một cách khách quan, trung thực, chính xác, không được kích động, suy diễn, đưa tin trên cơ sở các kết luận khoa học của cấp có thẩm quyền về tình trạng khắc phục sự cố.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, đến nay việc khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) đã cơ bản ổn định, người dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao những chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết sự cố môi trường. Tình hình sản xuất và đời sống của người dân dần được khôi phục.
Công tác xác định và kê khai thiệt hại được khẩn trương tiến hành, đúng đối tượng, đúng định mức, thực hiện công khai, minh bạch. Việc xây dựng đề án giám sát môi trường, phục hồi và tái tạo các hệ sinh thái thủy sinh, nguồn lợi thủy sản, chính sách khôi phục và phát triển sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, cử đội tàu kiểm ngư giúp ngư dân khai thác và tăng cường kiểm tra, giám sát tại vùng biển 20 hải lý trở vào bờ được tăng cường.
Tính đến hết tháng 12-2016, cơ quan chức năng đã thực hiện chính sách hỗ trợ khẩn cấp gạo không thu tiền theo chỉ đạo của Chính phủ là 15.027 tấn và 59 tỷ đồng cho ngư dân. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm cấp kinh phí hai đợt với số tiền 4.680 tỷ đồng cho 4 tỉnh miền Trung để chi trả bồi thường và xử lý hàng tồn kho. Đến ngày 06-3-2017, 4 tỉnh đã giải ngân được 3.595,1 tỷ đồng, đạt 76,8%.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định hiện nay biển đã sạch, bảo đảm cho các hoạt động du lịch, dịch vụ, đánh bắt thủy sản của người dân./.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm giải quyết các vướng mắc, ghi nhận ý kiến của nhân dân để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Các bộ, ngành khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quyết định bổ sung định mức bồi thường, hỗ trợ thiệt hại; các địa phương sớm hoàn thành chi trả tiền tạm cấp đợt 2; tiếp tục điều kiểm ngư giám sát, vận động người dân không khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 20 hải lý trở vào, từ bờ biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế. Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì xử lý hải sản tồn kho.
Phó Thủ tướng nêu rõ Chính phủ kiên quyết xử lý, không để xảy ra gian dối, tiêu cực, tham nhũng trong quá trình bồi thường, hỗ trợ thiệt hại. Các địa phương cũng phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Theo Phó Thủ tướng, cần đẩy mạnh công tác truyền thông gắn với dân vận về quá trình bồi thường thiệt hại cho người dân. Báo chí phản ánh đúng tình hình một cách khách quan, trung thực, chính xác, không được kích động, suy diễn, đưa tin trên cơ sở các kết luận khoa học của cấp có thẩm quyền về tình trạng khắc phục sự cố.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, đến nay việc khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) đã cơ bản ổn định, người dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao những chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết sự cố môi trường. Tình hình sản xuất và đời sống của người dân dần được khôi phục.
Công tác xác định và kê khai thiệt hại được khẩn trương tiến hành, đúng đối tượng, đúng định mức, thực hiện công khai, minh bạch. Việc xây dựng đề án giám sát môi trường, phục hồi và tái tạo các hệ sinh thái thủy sinh, nguồn lợi thủy sản, chính sách khôi phục và phát triển sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, cử đội tàu kiểm ngư giúp ngư dân khai thác và tăng cường kiểm tra, giám sát tại vùng biển 20 hải lý trở vào bờ được tăng cường.
Tính đến hết tháng 12-2016, cơ quan chức năng đã thực hiện chính sách hỗ trợ khẩn cấp gạo không thu tiền theo chỉ đạo của Chính phủ là 15.027 tấn và 59 tỷ đồng cho ngư dân. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm cấp kinh phí hai đợt với số tiền 4.680 tỷ đồng cho 4 tỉnh miền Trung để chi trả bồi thường và xử lý hàng tồn kho. Đến ngày 06-3-2017, 4 tỉnh đã giải ngân được 3.595,1 tỷ đồng, đạt 76,8%.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định hiện nay biển đã sạch, bảo đảm cho các hoạt động du lịch, dịch vụ, đánh bắt thủy sản của người dân./.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt - Trung họp trao đổi vấn đề biên giới  (08/03/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (08/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay