161 đại biểu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
21:57, ngày 08-03-2017
TCCSĐT - Trong ngày làm việc thứ hai, Đại hội Phụ nữ lần thứ XII tiếp tục nghe các đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương trình bày tham luận; thảo luận cho ý kiến vào Đề án nhân sự; đóng góp ý kiến vào Dự thảo báo cáo Chính trị và Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII.
Tham luận và ý kiến phát biểu của các đại biểu đã khẳng định thêm kết quả đạt được trong phong trào phụ nữ và hoạt động Hội nhiệm kỳ 2012 - 2017; giới thiệu nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn tại các địa phương.
Đặc biệt, có nhiều ý kiến tập trung vào các giải pháp nhằm phát huy vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của tổ chức Hội và phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; nhấn mạnh vai trò quan trọng của từng thành phần phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội làm cơ sở để đề ra những giải pháp đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt cho hoạt động Hội và phong trào phụ nữ nhiệm kỳ tới.
Trong hai ngày 07 và 08-3, đã có 37 ý kiến tham luận gửi đến Đại hội, trong đó 12 phát biểu tại hội trường, 147 lượt ý kiến phát biểu tại 24 tổ thảo luận.
Về việc góp ý kiến vào Dự thảo báo cáo Chính trị và Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hầu hết các đại biểu đồng tình và cho rằng, các văn kiện trình Đại hội có nội dung đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, kỹ lưỡng và khoa học, có sự đổi mới, đánh giá đúng thực tế phong trào phụ nữ và hoạt động Hội trong nhiệm kỳ; đã tiếp thu nghiêm túc, có chọn lọc ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng dự thảo văn kiện.
Đại hội thống nhất số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 là 171 đại biểu.
Chiều 08-3, Đại hội đã thông qua Biên bản bầu cử và bầu ra 161 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII; 10 ủy viên còn lại sẽ được bầu bổ sung. Đại biểu được bầu chọn là những người có đủ năng lực, phẩm chất, nhiệt tình tâm huyết vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, đoàn kết, tập hợp cán bộ trong địa bàn mình được phân công, có khả năng vận động quần chúng và được hội viên tín nhiệm…
Ngay sau khi thông qua biên bản bầu cử, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức vào chiều 08-3.
Cũng trong chương trình làm việc buổi chiều của Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, các đại biểu đã chia sẻ những nội dung liên quan đến lồng ghép vấn đề bất bình đẳng giới trong xây dựng luật và nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội. Đây là một trong những nội dung quan trọng được xã hội rất quan tâm.
Lồng ghép vấn đề bất bình đẳng giới trong xây dựng luật
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp cơ bản và quan trọng nhất để đưa vấn đề bình đẳng giới vào quá trình phát triển. Biện pháp này tạo ra cơ sở pháp lý, khuôn khổ thể chế và nguồn lực cho việc thực hiện bình đẳng giới trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, Quốc hội khóa XII (2007 - 2011) là nhiệm kỳ đầu tiên Ủy ban thực hiện nhiệm vụ thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội và Ủy Ban Thường vụ Quốc hội.
Nội dung lồng ghép giới thông qua việc tăng cường tổ chức các tọa đàm với sự tham gia của nhiều chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia giới đối với việc lồng ghép giới trong dự thảo văn bản pháp luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để tăng cường hiệu quả thẩm tra lồng ghép giới, Ủy ban đã tổ chức nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ cho Ủy ban thực hiện nhiệm vụ này.
Sau 10 năm thực hiện thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội đã tiến hành thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Hiến pháp 2013 và 64 dự án luật, pháp lệnh, trong đó 21 dự án do Ủy ban chủ trì thẩm tra, 43 dự án do các Ủy ban khác chủ trì và 3 Nghị quyết.
Nhiều chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ được thể hiện qua các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng...
Ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với tư cách là cơ quan soạn thảo và đã góp phần quan trọng khi xây dựng Luật Bình đẳng giới. Sự phối hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam còn thể hiện trong vai trò là cơ quan phản biện, luật nào thuộc trách nhiệm của Ủy ban cũng có sự tham gia đóng góp tích cực của Trung ương Hội, nhất là đối với những dự án luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Đặc biệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng khi lần đầu tiên Ủy ban về các vấn đề xã hội là cơ quan trình Quốc hội thông qua dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Với mong muốn nâng cao chất lượng của hoạt động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội hy vọng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Ủy ban thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo trao đổi về giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật cho các cán bộ làm chính sách, pháp luật của Hội ở các cấp.
Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho rằng, hoạt động giám sát, phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ, nâng cao vai trò, vị thế của Hội.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho biết, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn, biên soạn các loại biểu mẫu, xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, phản biện xã hội và đưa vào tiêu chí, xem xét và đánh giá thi đua các cơ sở Hội định kỳ hằng năm, nhiệm kỳ.
Nhiệm kỳ qua Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã giám sát thực hiện 12 chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi của phụ nữ, trẻ em và tổ chức Hội. Qua giám sát đã phát hiện nhiều vấn đề như bất cập như việc cấp thẻ bảo hiểm thiếu, chậm, sai thông tin trên thẻ; cấp thiếu chế độ phụ cấp cho Chi hội trưởng Phụ nữ; Cấp kinh phí thường xuyên cho Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở không kịp thời nên đã kịp thời có văn bản kiến nghị, đề xuất giải quyết.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho rằng, các hoạt động giám sát và phản biện của Hội Liên hiệp Phụ nữ đã tạo điều kiện để hội viên phụ nữ phát huy quyền làm chủ theo dõi, phát hiện sai sót trong thực thi chính sách, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời điều chỉnh, sửa đổi bổ sung những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với phụ nữ, trẻ em; bình đẳng giới đã được các cấp Hội kiến nghị lồng ghép vào các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch của nhà nước, của địa phương.
Mối quan hệ xã hội của tổ chức Hội Phụ nữ với các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội ngày càng được thắt chặt, kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, bất cập để phụ nữ được thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo công bằng, bình đẳng.
Với những kết quả cụ thể đã đạt được qua giám sát và phản biện xã hội đã khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, góp phần tích cực trong xây dựng Đảng, chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đề nghị Nhà nước cần thể chế hóa quan điểm của Đảng để hoàn thiện pháp luật về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân,
Cụ thể là quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp tài liệu, tiếp thu, giải trình, giải quyết những kiến nghị của Hội; trường hợp không thực hiện trách nhiệm cũng cần có chế tài đảm bảo; sớm ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động giám sát, phản biện để tạo điều kiện thuận lợi để Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò là một chủ thể giám sát độc lập./.
Đặc biệt, có nhiều ý kiến tập trung vào các giải pháp nhằm phát huy vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của tổ chức Hội và phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; nhấn mạnh vai trò quan trọng của từng thành phần phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội làm cơ sở để đề ra những giải pháp đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt cho hoạt động Hội và phong trào phụ nữ nhiệm kỳ tới.
Trong hai ngày 07 và 08-3, đã có 37 ý kiến tham luận gửi đến Đại hội, trong đó 12 phát biểu tại hội trường, 147 lượt ý kiến phát biểu tại 24 tổ thảo luận.
Về việc góp ý kiến vào Dự thảo báo cáo Chính trị và Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hầu hết các đại biểu đồng tình và cho rằng, các văn kiện trình Đại hội có nội dung đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, kỹ lưỡng và khoa học, có sự đổi mới, đánh giá đúng thực tế phong trào phụ nữ và hoạt động Hội trong nhiệm kỳ; đã tiếp thu nghiêm túc, có chọn lọc ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng dự thảo văn kiện.
Đại hội thống nhất số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 là 171 đại biểu.
Chiều 08-3, Đại hội đã thông qua Biên bản bầu cử và bầu ra 161 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII; 10 ủy viên còn lại sẽ được bầu bổ sung. Đại biểu được bầu chọn là những người có đủ năng lực, phẩm chất, nhiệt tình tâm huyết vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, đoàn kết, tập hợp cán bộ trong địa bàn mình được phân công, có khả năng vận động quần chúng và được hội viên tín nhiệm…
Ngay sau khi thông qua biên bản bầu cử, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức vào chiều 08-3.
Cũng trong chương trình làm việc buổi chiều của Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, các đại biểu đã chia sẻ những nội dung liên quan đến lồng ghép vấn đề bất bình đẳng giới trong xây dựng luật và nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội. Đây là một trong những nội dung quan trọng được xã hội rất quan tâm.
Lồng ghép vấn đề bất bình đẳng giới trong xây dựng luật
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp cơ bản và quan trọng nhất để đưa vấn đề bình đẳng giới vào quá trình phát triển. Biện pháp này tạo ra cơ sở pháp lý, khuôn khổ thể chế và nguồn lực cho việc thực hiện bình đẳng giới trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, Quốc hội khóa XII (2007 - 2011) là nhiệm kỳ đầu tiên Ủy ban thực hiện nhiệm vụ thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội và Ủy Ban Thường vụ Quốc hội.
Nội dung lồng ghép giới thông qua việc tăng cường tổ chức các tọa đàm với sự tham gia của nhiều chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia giới đối với việc lồng ghép giới trong dự thảo văn bản pháp luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để tăng cường hiệu quả thẩm tra lồng ghép giới, Ủy ban đã tổ chức nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ cho Ủy ban thực hiện nhiệm vụ này.
Sau 10 năm thực hiện thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội đã tiến hành thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Hiến pháp 2013 và 64 dự án luật, pháp lệnh, trong đó 21 dự án do Ủy ban chủ trì thẩm tra, 43 dự án do các Ủy ban khác chủ trì và 3 Nghị quyết.
Nhiều chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ được thể hiện qua các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng...
Ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với tư cách là cơ quan soạn thảo và đã góp phần quan trọng khi xây dựng Luật Bình đẳng giới. Sự phối hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam còn thể hiện trong vai trò là cơ quan phản biện, luật nào thuộc trách nhiệm của Ủy ban cũng có sự tham gia đóng góp tích cực của Trung ương Hội, nhất là đối với những dự án luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ em.
Đặc biệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng khi lần đầu tiên Ủy ban về các vấn đề xã hội là cơ quan trình Quốc hội thông qua dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Với mong muốn nâng cao chất lượng của hoạt động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội hy vọng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Ủy ban thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo trao đổi về giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng pháp luật cho các cán bộ làm chính sách, pháp luật của Hội ở các cấp.
Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho rằng, hoạt động giám sát, phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ, nâng cao vai trò, vị thế của Hội.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho biết, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn, biên soạn các loại biểu mẫu, xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, phản biện xã hội và đưa vào tiêu chí, xem xét và đánh giá thi đua các cơ sở Hội định kỳ hằng năm, nhiệm kỳ.
Nhiệm kỳ qua Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã giám sát thực hiện 12 chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi của phụ nữ, trẻ em và tổ chức Hội. Qua giám sát đã phát hiện nhiều vấn đề như bất cập như việc cấp thẻ bảo hiểm thiếu, chậm, sai thông tin trên thẻ; cấp thiếu chế độ phụ cấp cho Chi hội trưởng Phụ nữ; Cấp kinh phí thường xuyên cho Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở không kịp thời nên đã kịp thời có văn bản kiến nghị, đề xuất giải quyết.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho rằng, các hoạt động giám sát và phản biện của Hội Liên hiệp Phụ nữ đã tạo điều kiện để hội viên phụ nữ phát huy quyền làm chủ theo dõi, phát hiện sai sót trong thực thi chính sách, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời điều chỉnh, sửa đổi bổ sung những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với phụ nữ, trẻ em; bình đẳng giới đã được các cấp Hội kiến nghị lồng ghép vào các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch của nhà nước, của địa phương.
Mối quan hệ xã hội của tổ chức Hội Phụ nữ với các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội ngày càng được thắt chặt, kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, bất cập để phụ nữ được thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo công bằng, bình đẳng.
Với những kết quả cụ thể đã đạt được qua giám sát và phản biện xã hội đã khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, góp phần tích cực trong xây dựng Đảng, chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đề nghị Nhà nước cần thể chế hóa quan điểm của Đảng để hoàn thiện pháp luật về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân,
Cụ thể là quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp tài liệu, tiếp thu, giải trình, giải quyết những kiến nghị của Hội; trường hợp không thực hiện trách nhiệm cũng cần có chế tài đảm bảo; sớm ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động giám sát, phản biện để tạo điều kiện thuận lợi để Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò là một chủ thể giám sát độc lập./.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt - Trung họp trao đổi vấn đề biên giới  (08/03/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (08/03/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên